Hiệu trưởng Đại học số 1 châu Á khẳng định cha mẹ càng la mắng, con cái càng kém cỏi

22:54 | 19/11/2022;
Hiệu trưởng trường Đại học Thanh Hoa cho rằng việc bố mẹ la mắng hay bạo lực bằng lời nói chưa bao giờ là cách dạy con hay, bởi nó gây ra những hệ lụy vô cùng nghiêm trọng.

Giáo dục con cái nên người là sự nghiệp cả đời của cha mẹ. Phụ huynh nào cũng mong cho con được học hành, giáo dục tốt nhưng trong quá trình phát triển của trẻ, có những lúc trẻ sẽ không đi đúng "lộ trình" mà cha mẹ mong muốn hoặc có những mâu thuẫn khiến mối quan hệ của đôi bên đi xuống.

Trên thực tế, trong những năm tháng trưởng thành của trẻ, làm sai hay không nghe lời đều là những điều không thể tránh khỏi. Không những vậy, việc mắc lỗi này còn xảy ra vô cùng thường xuyên, gắn liền với quá trình trẻ lớn lên. Mỗi cha mẹ sẽ có những quan điểm, phương pháp giáo dục con cái khác nhau. Do đó, khi đối mặt với trường hợp như vậy sẽ có cách xử lý khác nhau.

Hiệu trưởng Đại học số 1 châu Á khuyên cha mẹ làm 3 điều này, con càng dễ  thành công

Không phải cha mẹ nào cũng giữ được bình tĩnh để khuyên giải khi trẻ quậy phá quá nhiều lần mà thường sẽ quát mắng và dọa nạt mỗi khi trẻ làm sai. Tuy nhiên, la mắng, bạo lực bằng ngôn từ chưa bao giờ được khuyến khích trong cách dạy con hiện đại, bởi chúng có thể gây ra những hệ lụy vô cùng nghiêm trọng. Trong một bài phát biểu về giáo dục con cái, Hiệu trưởng của trường Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) khẳng định rằng cha mẹ càng la mắng sẽ không giúp con tiến bộ lên mà có thể sẽ khiến trẻ càng ngày càng kém cỏi hơn.

Dưới đây là trích đoạn trong bài phát biểu của hiệu trưởng ngôi trường danh giá bậc nhất khu vực châu Á: 

"Về giáo dục con cái, đây chưa bao giờ là một công việc dễ dàng mà là một quá trình đòi hỏi sự thấu hiểu của cả cha mẹ và con cái. Khi con cái phạm sai lầm và thường xuyên bị cha mẹ la mắng, điều này sẽ chỉ càng đẩy con trẻ ra xa cha mẹ hơn mà thôi. Lúc này, phụ huynh cần kiên nhẫn và điều chỉnh tâm lý phù hợp. Thay vì trách móc, la rầy trẻ, hãy nói chuyện nhẹ nhàng và khuyên bảo trẻ. Trên thực tế, cha mẹ là người thầy đầu tiên của con cái, tất cả lời nói và việc làm của cha mẹ luôn ảnh hưởng nhiều đến con trẻ.

Là một chuyên gia giáo dục cấp cao, tôi đã tiếp xúc với nhiều phụ huynh và học sinh trong suốt những năm giảng dạy của mình. Tôi nhận thấy hầu hết các bậc cha mẹ đều có những hiểu lầm nhất định trong việc giáo dục con cái. Cha mẹ thường trách mắng và thậm chí là có hình phạt với những đứa trẻ không vâng lời hay phạm lỗi thay vì chỉ ra lỗi sai và hướng dẫn trẻ cách tư duy  đúng đắn. 

Hiệu trưởng Đại học số 1 châu Á khẳng định cha mẹ càng la mắng, con cái càng kém cỏi  - Ảnh 1.


Điều này về lâu dài sẽ tác động xấu đến tâm lý và tính cách của trẻ. Khi não bộ của trẻ tiếp nhận những lời mắng mỏ trong thời gian dài, sức mạnh tinh thần của trẻ sẽ dần suy yếu. Dần dần những lời trách mắng của bố mẹ sẽ trở thành "nhát dao" khiến trẻ thêm tổn thương. Trẻ sẽ không những không thể sửa chữa sai lầm mà còn cảm thấy bản thân đặc biệt kém cỏi.

Trẻ em không phải là người trưởng thành và "la mắng" cũng không phải là một cách giáo dục hiệu quả. Cha mẹ đừng nghĩ đơn giản rằng chỉ cần không bạo lực hay đánh đập thì sẽ chẳng ảnh hưởng đến trẻ. Thế nhưng thực tế, trái tim của trẻ cũng đang bị áp lực vô hình đè nặng. Bởi vậy khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ nên giữ trạng thái tốt nhất để nói chuyện với con mình. Nếu được, hãy giải thích đơn giản và dễ hiểu hơn để trẻ "sẵn sàng" ngoan ngoãn. Chỉ cần cha mẹ luôn đủ tình yêu thương, kiên nhân thì đều có thể cung cấp cho con mình một nền giáo dục tốt nhất. Cũng từ nền tảng đó, trẻ sẽ phát triển và ngày càng trưởng thành hơn.

Hiệu trưởng Đại học số 1 châu Á khẳng định cha mẹ càng la mắng, con cái càng kém cỏi  - Ảnh 2.


Tôi thường trao đổi với phụ huynh về việc học của con cái họ, nhiều cha mẹ trẻ đã chia sẻ với tôi rằng khi kết quả học tập của con họ không tốt họ sẽ thường mắng con vài câu để trẻ hiểu ra và cố gắng hơn. Thế nhưng những lần sau đó, mỗi lần bị điểm kém hay làm việc gì sai, trẻ sẽ né tránh nói chuyện với bố mẹ, thậm chí là "lần trốn". Do đó, họ muốn tìm lời khuyên ở tôi.

Thực ra, khi giáo dục con cái, cha mẹ phải học cách "kê đúng thuốc" cho các tình huống khác nhau. Căn cứ vào đặc điểm tính cách và đặc điểm trưởng thành của trẻ mà tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp nhất. Chỉ có như vậy trẻ mới phát triển tốt hơn.

Người ta thường nói, “trẻ em như chiếc gương phản chiếu của cha mẹ”, do đó, hãy trở thành tấm gương cho trẻ noi theo, để con học được những điều hay thay vì lo sợ bố mẹ của mình. Đây cũng chính là cách giáo dục trẻ tốt nhất. Mong rằng các bậc cha mẹ khi nghe qua bài phát biểu này sẽ được truyền cảm hứng ít nhiều, từ đó, việc giáo dục con cái sẽ trở nên dễ dàng và thành công hơn.”

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn