Bà là người sáng lập ra tạp chí "Seito" ("Tất xanh") - tạp chí dành cho phụ nữ đầu tiên ở Nhật Bản và Tổ chức Tân phụ nữ Nhật Bản (New Japan Women’s Organization) của bà vẫn hoạt động cho đến nay.
Hiratsuka sinh ra ở Tokyo, là con gái thứ hai của một công chức cấp cao. Trong thời gian theo học tại Đại học Nữ sinh Nhật Bản từ năm 1903, Hiratsuka chịu ảnh hưởng của các trào lưu triết học châu Âu đương thời. Người có ảnh hưởng đặc biệt đến bà là nhà văn nữ quyền người Thụy Điển Ellen Key.
Sau khi tốt nghiệp đại học, Hiratsuka vào Trường nữ sinh tiếng Anh Narumi. Tại đây, vào năm 1911, bà thành lập tạp chí Seito. Bà bắt đầu vấn đề với câu "Ban đầu, phụ nữ là mặt trời" - ám chỉ đến nữ thần mặt trời Amaterasu trong Thần đạo - và sự độc lập về tinh thần mà phụ nữ đã đánh mất.
Lấy bút danh Raich ("Lôi đẩu"), Hiratsuka kêu gọi một cuộc cách mạng tinh thần của phụ nữ và trong vài năm đầu tiên, trọng tâm của tạp chí chuyển từ văn học sang các vấn đề của phụ nữ, bao gồm thảo luận thẳng thắn về tình dục, trinh tiết, việc phá thai.
Mặc dù nhiều người Nhật đã được tiếp xúc với các ý tưởng nữ quyền hiện đại nhưng do bị các phương tiện truyền thông Nhật Bản phản bác, hầu hết những người Nhật khi đó không coi trọng ý tưởng của họ, nghĩ rằng Hiratsuka và hội nhóm của bà chỉ đang "cố gắng đánh cắp một khoảnh khắc nổi tiếng trong lịch sử".
Lý tưởng của Hiratsuka không chỉ trở thành ý tưởng "chống đối" với xã hội mà còn với nhà nước Nhật Bản thời đó nhưng nó cũng giúp bà trở thành người dẫn đầu trong phong trào phụ nữ ở Nhật Bản.
Trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Hiratsuka lại nổi lên như một nhân vật của công chúng thông qua phong trào hòa bình.
Bà tiếp tục bảo vệ quyền của phụ nữ trong thời kỳ hậu chiến. Năm 1963, bà thành lập tổ chức Tân phụ nữ Nhật Bản cùng với 2 người ủng hộ quyền phụ nữ khác, đồng thời tiếp tục viết và thuyết trình cho đến khi bà qua đời vào ngày 24/5/1971.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn