Dựa trên báo cáo được thực hiện bởi Viện iSEE đã chỉ ra rằng 90,4% nạn nhân lo lắng sợ hãi, trầm cảm và tự ti sau khi bị QRTD. Chính những “vết thương lòng” đó đã tạo ra trong họ một nỗi ám ảnh tâm lí không thể xóa nhòa, nỗi sợ cô đơn, sợ một khi cất lên tiếng nói thì sẽ bị mọi người xung quanh xa lánh và khinh miệt. Chính nỗi sợ bị dè bỉu ấy đã cản bước chân các nạn nhân bị QRTD trên con đường vạch trần tội ác, phơi bày sự thật.
Theo con số thống kê từ Viện iSEE, 58,4% nạn nhân không làm gì và giữ kín chuyện bị bạo lực. Tâm lý đổ lỗi nạn nhân (victim-blaming) đã khiến họ luôn hoài nghi bản thân mình, liệu rằng có ai tin câu chuyện mình kể? Chính tâm lý đó tạo ra trong lòng họ nỗi mong cầu lắng nghe, nỗi niềm cần được thấu hiểu, cần được giúp đỡ từ mọi người xung quanh, DÙ CHỈ MỘT LẦN.
Theo một khảo sát được thực hiện bởi năm 2014 tại TPHCM và Hà Nội, có đến 67% người qua đường không có phản ứng gì để giúp đỡ nạn nhân bị QRTD. Chính những lúc nạn nhân mong cầu sự giúp đỡ nhất thì những gì họ nhận lại chỉ là sự thờ ơ, phũ phàng và thậm chí là chỉ trích từ những người xung quanh.
Mặc một bộ đồ đẹp ra đường sẽ làm bạn vui vẻ hơn. Một chút make up sẽ khiến bạn tự tin hơn trong giao tiếp với mọi người xung quanh. Ấy vậy mà những thứ làm chúng ta tự tin và vui vẻ ấy lại chính là mũi dao sắc bén chĩa vào người ta mỗi khi tâm lý đổ lỗi nạn nhân xuất hiện.
“Thôi việc của người ta”
“Nhà bao việc, hơi đâu mà quan tâm”
“Thân mình còn lo chưa xong”
Những câu nói vô tình ấy khiến họ chán ghét xã hội và luôn muốn bao bọc bản thân mình. Họ mất niềm tin vào cả những người sẵn sàng đứng lên giúp đỡ họ. Bởi vì họ sợ, sợ khi chia sẻ câu chuyện của mình thì lại nhận được những câu nói “vô tâm vô tính” ấy.
Không một ai đáng bị chỉ trích như vậy. Chúng ta có thể dễ dàng cảm thông với những người vô gia cư, rơi nước mắt trước những sự kiện vĩ mô của năm 2020 thì tại sao lại không sẵn lòng dang rộng vòng tay giúp đỡ những nạn nhân bị QRTD, tiếp thêm động lực để họ PHÁ VỠ SỰ IM LẶNG và PHƠI BÀY TỘI ÁC.
Hãy nhớ rằng, bạn không hề đơn độc, bạn không hề một mình. Giữa xã hội rộng lớn này luôn có những con người sẵn sàng dang rộng vòng tay giúp đỡ bạn, sẵn sàng nghe lắng nghe bạn, chia sẻ và cùng bạn đấu tranh chống lại hành vi QRTD.
Đừng vội tự cô lập bản thân sau những mất mát tổn thương vì bạn xứng đáng được yêu thương hơn bao giờ hết. Hãy bước ra khỏi vỏ bọc tâm lý và NÓI ĐỂ THAY ĐỔI.
Bạn chưa bao giờ phải một mình và cũng không bao giờ đơn độc. Chúng tớ luôn ở đây, luôn đứng về phía bạn, luôn khao khát tiếp thêm động lực để các bạn dùng cảm KỂ CÂU CHUYỆN CỦA MÌNH và cùng các bạn ĐẤU TRANH lên án, chống lại hành vi QRTD.
Chính vì thế, ĐỪNG IM LẶNG, hãy LÊN TIẾNG. Vì tiếng nói của bạn không chỉ xoa dịu nỗi đau cho chính tâm hồn bạn mà nó còn tạo ra một TÁC ĐỘNG TO LỚN và ĐỘNG LỰC MẠNH MẼ cho cộng đồng.
Thông qua bộ ảnh này, S.E.P. , Khánh Vân và Dustin Phúc Nguyễn hy vọng sẽ truyền tải được thông điệp tích cực đến người xem, chia sẻ sự cảm thông sâu sắc tới những nạn nhân của QRTD.
S.E.P. là dự án xã hội về giáo dục giới tính thông qua các workshop, lớp học và những chuyến đi tình nguyện đến các tỉnh để dạy cho trẻ em.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn