Hoa hậu Ukraine 2018 xuống đường yêu cầu để phụ nữ đã kết hôn được thi Miss World

10:08 | 29/12/2019;
Ngoài việc nộp đơn kiện tổ chức Miss World (Hoa hậu Thế giới), Hoa hậu Ukraine 2018 Veronika Didusenko đã xuống đường cầm biểu ngữ để kêu gọi bình đẳng cho phụ nữ. Cô phát động chiến dịch toàn cầu #Righttobeamother (Quyền được làm mẹ) kêu gọi Miss World thay đổi quy tắc và cho phép tất cả phụ nữ

1. Hoa hậu Ukraine 2018 Veronika Didusenko đã nộp đơn kiện tổ chức Miss World (Hoa hậu Thế giới) với nội dung "Tôi muốn khởi kiện Ban tổ chức Miss World vì sự kỳ thị, bất công mà họ đã dành cho tôi". Nguyên nhân là do cô bị tổ chức Hoa hậu Ukaine tước vương miện sau chưa đầy một tuần đăng quang vì có hành vi nói dối trong hồ sơ đăng ký dự thi. Theo đó, Ban tổ chức phát hiện người đẹp sinh năm 1995 từng kết hôn và có một con trai 4 tuổi. Trong khi đó, quy chế của cuộc thi Hoa hậu Ukraine không cho phép ứng viên tham gia là phụ nữ đã kết hôn hoặc có con. Theo Veronika, tổ chức Miss World đã khiến cô cũng như những người phụ nữ khác tổn thương vì động thái bất bình đẳng. Người đẹp còn cho rằng các tiêu chí của Miss World đã "lỗi thời" và cần phải thay đổi nếu không muốn bị tẩy chay. Tổ chức Miss World đã bác bỏ những cáo buộc của Veronika Didusenko và đã ủy thác cho luật sư để xử lý vụ việc này.

Hoa hậu Ukraine 2018 Veronkia Didusenko xuống đường biểu tình

Hoa hậu Ukraine 2018 Veronkia Didusenko xuống đường biểu tình

Cô còn phát động một chiến dịch toàn cầu #Righttobeamother (Quyền được làm mẹ) với mục đích khiến Hoa hậu Thế giới thay đổi quy tắc và cho phép tất cả phụ nữ, trong đó có phụ nữ đã kết hôn hoặc có con tham gia các cuộc thi sắc đẹp. Hiện Veronika tập hợp được khoảng 22 nghìn chữ ký và mong muốn sẽ số lượng người đồng ý sẽ lên tới 25 nghìn, để yêu cầu tổ chức Miss World và Miss Universe chấp nhận các thí sinh đã kết hôn và sinh con.

2. Tại sự kiện vận động cho bộ môn billiards vào Olympic 2024 diễn ra tại thủ đô Paris (Pháp) vừa qua, ngoài các nam cơ thủ đại diện cho thể loại carom và snooker, có một nữ cơ thủ duy nhất được mời làm đại diện cho thể loại pool, đó là Jasmin Ouschan (33 tuổi). Nữ cơ thủ người Áo này đã giành 29 chức vô địch châu Âu. Bắt đầu tham gia bi-a chuyên nghiệp từ năm 2002, Ouschan nhiều lần đứng đầu tên bảng xếp hạng bi-a pool thế giới. Bên cạnh đó, cô cũng là một trong những nữ cơ thủ kiếm tiền nhiều nhất thế giới kể từ năm 2006 đến nay.

Jasmin Ouschan

Jasmin Ouschan

Cô thường xuyên thi đấu với các cơ thủ nam tại các giải đấu châu Âu và thế giới. Năm 2008, cô trở thành nữ cơ thủ đầu tiên giành được huy chương trong một giải vô địch thế giới dành cho cả nam lẫn nữ. Ouschan là gương mặt trang bìa thường xuyên của các tạp chí thể thao. Cô tham gia các chương trình truyền hình, hướng dẫn cho các cơ thủ nam chơi pool. Thậm chí cô được in dấu tay và chân tại đại lộ mua sắm Mariahilfer Strasse nổi tiếng của Áo.

3. Bài giảng về tình yêu là một phần trong các khóa học hướng dẫn thiết lập mối quan hệ khác giới đang ngày càng phổ biến ở Trung Quốc. Ít nhất 9 trường đại học ở nước này cung cấp các khóa học như vậy. Theo Sky News, những lớp học kiểu này đều được giới học sinh viên đánh giá cao. Việc tạo dựng tình cảm yêu đương đang là một vấn đề khó khăn ở Trung Quốc, nhất là với nam giới, vì nhiều lý do khác nhau.Năm ngoái số nam giới ở Trung Quốc đã cao hơn nữ giới là 32 triệu. Hệ quả là số lượng nam giới đang tìm kiếm mối quan hệ khác giới gặp nhiều khó khăn hơn.

Một lớp học tình yêu

Một lớp học tình yêu

Theo ông Li Chen, giáo viên sẽ tạo động lực và dạy học trò những kỹ năng như giao tiếp, hòa hợp với người khác giới, điều gì nên chú trọng trong tình yêu. Li Chen ước tính, 1/3 số học viên của mình có thể tiếp thu các bài giảng một cách tự nhiên. Một nam sinh viên chia sẻ với truyền thông rằng, các bài học đang được ứng dụng trong đời sống thực. "Tôi nhận thấy sau các bài giảng của thầy tôi quen được với nhiều bạn gái hơn và chúng tôi thân thiết hơn. Tôi hiểu hơn về suy nghĩ, cảm xúc và quan điểm của họ".

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn