Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết, có 9 ca tử vong do 1 dạng ung thư cực hiếm liên quan đến thủ thuật nâng ngực, có tên anaplastic large cell lymphoma (ALCL). Nó tấn công tế bào hệ miễn dịch và xuất hiện ở da hoặc hạch bạch huyết xung quanh phần mô cấy ngực (implant) dù không phải một dạng ung thư vú.
Trước khi đặt túi nâng ngực, chị em nên cân nhắc kỹ |
“Mọi thông tin hiện nay cho thấy nguy cơ ALCL của phụ nữ nâng ngực dù rất nhỏ nhưng đang tăng lên", FDA tuyên bố. Năm 2011, cơ quan này đã đặt câu hỏi về nguy cơ ung thư sau khi dao kéo vòng 1. Sau 6 năm, các nhà khoa học phát hiện hầu hết ca ung thư xảy ra ở người cấy implant bề mặt nhám. Trong số 231 báo cáo gửi đến FDA, có đến 203 trường hợp sử dụng implant loại này.
Một nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ chị em mắc ALCL do nâng ngực là 1/300.000, mỗi năm không quá 10 ca. Hầu hết các ca ALCL tiến triển chậm và có thể điều trị được nếu phát hiện sớm.
Để đảm bảo sức khỏe, FDA khuyến cáo chị em trước khi nâng ngực cần tìm hiểu kỹ càng cũng như thảo luận với bác sĩ về lợi hại của implant bề mặt trơn và bề mặt nhám. Người đã cấy ghép ngực nên tự theo dõi và kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Thông tin này khiến nhiều phụ nữ từng nâng ngực hoang mang. Nhiều chị em muốn cải thiện vòng 1 cũng lo sự nếu thực hiện nâng ngực.
BS Nguyễn Thanh Thái, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình, BV Việt Nam-CuBa (Hà Nội), cho rằng: Thông tin trên mới chỉ 1 chiều nên chưa thể đưa ra nhận xét nào. Thực tế tại Việt Nam hiện nay, phẫu thuật nâng ngực là đặt túi đặt ngực thì đúng hơn. “Phụ kiện” mà các BV lớn tại Việt Nam đang sử dụng để đặt túi ngực cho chị em không phải là gel hay silicon mà là 1 cái bao (loại chống vỡ, chống co, chống tạo thành bao xơ…). Chiếc bao này giúp chị em giữ lại được định hình ngực thông thường.
BS Nguyễn Thanh Thái, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình, BV Việt Nam-CuBa (Hà Nội), cho rằng: Thông tin trên mới chỉ 1 chiều nên chưa thể đưa ra nhận xét nào. Thực tế tại Việt Nam hiện nay, phẫu thuật nâng ngực là đặt túi đặt ngực thì đúng hơn. “Phụ kiện” mà các BV lớn tại Việt Nam đang sử dụng để đặt túi ngực cho chị em không phải là gel hay silicon mà là 1 cái bao (loại chống vỡ, chống co, chống tạo thành bao xơ…). Chiếc bao này giúp chị em giữ lại được định hình ngực thông thường.
Vật liệu đặt vào ngực |
Kỹ thuật tạo hình ngực mà các bác sĩ Việt Nam đang dùng hoàn toàn an toàn nếu làm đúng cách thức, vật liệu. “Trong suốt thời gian qua, tôi chưa nhận được phản hồi tiêu cực nào từ người nâng ngực. Mọi người đều hài lòng và bình thường sau khi đặt túi ngực”, BS Thái cho hay.
GS.TS Trần Thiết Sơn, Trưởng bộ môn Phẫu thuật tạo hình (Đại học Y Hà Nội), chia sẻ, phải phân biệt 2 loại, độn ngực và phẫu thuật nâng cao ngực cho trường hợp sa trễ. Độn ngực có 2 loại, độn ngực bằng chất liệu tự thân và độn ngực bằng chất liệu ngoại lai. Tự thân có khoảng 10 phương pháp, lấy mỡ hay các vạt da cân của chính bệnh nhân và tại Việt Nam đều đã áp dụng các kỹ thuật này. Còn độn ngực bằng Implant hay chất liệu ngoại lai có khoảng 5 kỹ thuật, Việt Nam đã làm rồi, một kỹ thuật thích hợp với từng bệnh nhân, không có kỹ thuật nào bị bỏ và không có kỹ thuật nào tối ưu nhất. Một thời gian dài, kỹ thuật đặt túi bằng gel được thịnh hành bởi nó có ưu điểm không bì rò, hình thể tự nhiên và độ chắc của vú sau mổ giống như thật. Nhược điểm lớn nhất là vú bị cứng và tạo bao xơ nếu chất lượng túi và kỹ thuật không đảm bảo.
Kỹ thuật nâng ngực ngày càng tiên tiến. Hiện chị em bên cạnh việc làm đẹp còn mong muốn bảo toàn chức năng của tuyến vú. Trước khi tiến hành phẫu thuật, các bác sĩ đều thăm khám, tư vấn cũng như lựa chọn kỹ thuật nào phù hợp. Nếu sử dụng kỹ thuật tốt thì chức năng của tuyến vú không hề bị ảnh hưởng. Có nhiều cách làm đẹp vòng 1 cho chị em như tiêm silicon, dùng mỡ nhân tạo… Tuy nhiên, những cách này không đảm bảo an toàn nên các cơ sở có uy tín không áp dụng. Chất lượng của loại silicon lỏng được bơm vào người bệnh không được kiểm chứng. Vì thế sau một thời gian ngắn bơm silicon lỏng vào ngực và mông, nhiều bệnh nhân đã bị những biến chứng, thậm chí đã có trường hợp tử vong. Dùng mỡ nhân tạo thì dễ gây phản ứng sốc hoặc tai biến do mỡ được tiêm trực tiếp vào tuyến vú.
“Phương pháp an toàn nhất hiện nay là đặt túi ngực sau cơ ngực. Để đảm bảo tuyến vú vẫn được bảo toàn chức năng, túi ngực được đặt ở phía sau cơ. Với cách này, trong quá trình mang thai, tuyến vú vẫn phát triển bình thường dù kích thước ngực to lên. Hơn nữa, tuyến sữa vẫn phát triển bình thường nên sau khi sinh, bầu vú vẫn tiết sữa nuôi bé”, GS.TS Sơn khẳng định.