"Là một cán bộ Hội, bản thân trực tiếp triển khai các hoạt động tới hội viên, phụ nữ, tôi nhận thấy người có uy tín (đại diện cho Hội) là nam giới có vai trò rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động tại cơ sở. Những hoạt động tuyên truyền, vận động về bình đẳng giới, về phòng, chống bạo lực gia đình có sự tham gia của nam giới sẽ mang nhiều ý nghĩa.
Vì có nhiều việc như tuyên truyền, vận động những đối tượng gây bạo lực gia đình hay tham gia các đoàn công tác "3 cùng" với dân tại vùng cao trong thời gian dài ngày, rất cần sự tham gia của nam giới. Việc nam giới là hội viên danh dự sẽ gắn trách nhiệm của họ với thực hiện bình đẳng giới, cũng là vì sự phát triển chung của xã hội", anh Phúc cho biết.
Đồng tình với quan điểm này, anh Vũ Ngọc Đồng (phòng Xây dựng Đảng - Nội chính, Báo Yên Bái), người nhiều năm viết bài về phong trào phụ nữ, chia sẻ: "Theo tôi, nam giới có thể là hội viên danh dự của Hội LHPN Việt Nam là một điều mới mẻ và cần thiết. Tôi cho rằng, trong những phong trào phụ nữ, hoạt động của tổ chức Hội rất cần có sự đóng góp, thấu hiểu của nam giới.
Tổ chức Hội cần tuyên truyền sâu rộng về nội dung này cũng như các điều kiện để trở thành hội viên danh dự để nam giới nắm được, từ đó có những đóng góp tích cực cho phong trào phụ nữ, công tác Hội và sẵn sàng trở thành hội viên danh dự của Hội khi đủ điều kiện".
Thời gian tới, để triển khai việc kết nạp hội viên danh dự nói chung, hội viên danh dự là nam giới nói riêng, các cấp Hội cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định về điều kiện, tiêu chuẩn để trở thành hội viên danh dự đến đông đảo hội viên và nhân dân. Đồng thời, tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Hội để thu hút, vận động nhân dân tham gia tổ chức Hội.
Trong đó, chú trọng thu hút nam giới đồng hành cùng hội viên, phụ nữ; vận động đầy đủ các thành viên trong một gia đình tham gia các phong trào, hoạt động của Hội. Qua đó, lựa chọn những người đủ điều kiện, tiêu chuẩn để kết nạp hội viên danh dự theo quy định.
Việc có hội viên danh dự là nam giới sẽ góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, đồng thời tạo sự hài hòa trong triển khai, phối hợp tổ chức các hoạt động của Hội. Để công nhận hội viên danh dự cần lưu ý chọn những người sống tại địa phương, có uy tín, tích cực hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diện”.
Ông Lê Nghĩa Hải, Bí thư Đảng ủy xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn, Yên Bái
Bên cạnh đó là tích cực phối hợp với các cấp, các ngành động viên, khích lệ người có uy tín, có khả năng tuyên truyền, thuyết phục tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, trong đó tích cực tham gia đóng góp cho phong trào phụ nữ và hoạt động Hội để tự nguyện tham gia là hội viên danh dự của Hội.
Qua thực tiễn, hoạt động Hội tại cơ sở ở nhiều địa phương, đặc biệt là những nơi khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, người có uy tín trong cộng đồng, những người tích cực, trách nhiệm với hoạt động xã hội đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của phong trào phụ nữ thời gian qua.
Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022 - 2027, đã thông qua Điều lệ Hội LHPN Việt Nam (sửa đổi, bổ sung). Một trong những điểm mới của Điều lệ sửa đổi là bổ sung quy định về hội viên danh dự. Khoản 2, Điều 3 Điều lệ Hội LHPN Việt Nam (sửa đổi, bổ sung) quy định:
Hội viên danh dự: Là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có uy tín, tầm ảnh hưởng, có đóng góp tích cực cho phong trào phụ nữ và hoạt động Hội, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội, được cấp có thẩm quyền công nhận là hội viên danh dự.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn