ODC là một hội chứng của rối loạn lo âu. Theo đó, người mắc phải hội chứng này sẽ có tâm lý lo sợ, ám ảnh dẫn đến việc lặp đi lặp lại các hành vi một cách vô lý. Sự rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường liên quan đến các chủ đề khá gần gũi. Ví dụ như lo sợ bị nhiễm khuẩn quá mức dẫn đến việc rửa tay liên tục dù tay không bị bẩn, hoặc sắp xếp đồ đạc theo một tiêu chuẩn vô cùng khắt khe, không chấp nhận bất cứ sự xáo trộn nào dù là nhỏ nhất.
Việc thực hiện các hành vi này sẽ giúp người bệnh cảm thấy yên tâm hơn, giảm cảm giác lo lắng, bồn chồn. ODC là một rối loạn về mặt tâm lý mang tính chất mãn tính kéo dài, không có giải pháp nào để xử lý trong thời gian ngắn. Nó ảnh hưởng khá tiêu cực đến đời sống của người bệnh và những người xung quanh.
Bên cạnh khái niệm OCD, khá nhiều người còn quan tâm đến những biểu hiện của hội chứng này. Theo đó, các chuyên gia tâm lý cho rằng người mắc ODC sẽ có 2 đặc trưng rất nổi bật là suy nghĩ ám ảnh và hành động cưỡng chế. Cụ thể như sau:
Đây là những ý nghĩ xuất hiện thường xuyên, liên tục với tần suất lớn khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng bồn chồn và bất an. Nó cũng hình thành những nỗi sợ vô hình, ví dụ như sợ bẩn, sợ nhiễm trùng, sợ lộn xộn. Các chủ đề phổ biến mà người bệnh thường bị ám ảnh đó là:
- Sự sạch sẽ quá mức
- Sự công nhận từ người khác
- Sự chính xác, cân bằng và chỉn chu
- Sự nghi ngờ ở mức độ cao
- Sự cố gắng để làm hài lòng tất cả mọi người
- Sự tổn thương mà mình có thể gây ra cho người khác
Từ những suy nghĩ ám ảnh này, người bệnh sẽ lặp đi lặp lại các hành vi mang tính cưỡng chế. Chính vì thế mà hội chứng OCD còn được hiểu là hội chứng ám ảnh cưỡng chế.
Do những nỗi lo xuất hiện liên tục và dồn dập khiến người bệnh buộc phải làm gì đó để khiến họ cảm thấy yên tâm hơn. Các hành vi này được gọi là hành vi mang tính chất cưỡng chế, mục đích để người bệnh giải tỏa sự bất an của mình. Một khi họ tìm được hành vi có thể ngăn chặn và giảm bớt nỗi lo, họ sẽ lặp đi lặp lại liên tục. Hành vi cưỡng chế cũng được người bệnh thực hiện nhằm ngăn chặn những điều tồi tệ hơn có thể xảy ra.
Một số hành vi cưỡng chế ở người bệnh OCD có thể kể đến như rửa tay liên tục đến mức tay đỏ ửng hoặc khô rát, hoặc đếm đi đếm lại cho đến khi chắc chắn. Họ cũng có thể kiểm tra liên tục một thứ gì đó hoặc sắp xếp đồ đạc về lại vị trí cũ ngay khi có một sự xáo trộn nhỏ nhất.
Để có thể tìm ra giải pháp cho căn bệnh tâm lý này, mọi người cần phải tìm hiểu nguyên nhân gây ra nó. Thực tế bệnh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, đôi khi là sự kết hợp của nhiều nguyên nhân một lúc. Theo những nhà nghiên cứu về tâm thần học, OCD có thể được gây ra bởi những nguyên nhân sau:
Yếu tố sinh học: Sự thay đổi của não bộ hoặc cơ thể khi bạn gặp phải chấn thương hoặc tai nạn gì đó rất có thể là nguyên nhân dẫn đến hội chứng OCD.
Yếu tố môi trường: Các bác sĩ cũng cho rằng nếu bạn lặp đi lặp lại một thói quen, rất có thể thói quen đó sẽ gây ra hội chứng OCD. Điển hình như bạn có thói quen kiểm tra xem mình đã khóa bếp gas hay chưa. Lâu dần sẽ dẫn đến việc bạn bất chợt thức dậy lúc nửa đêm và buộc mình phải kiểm tra lại lần nữa cho đến khi chắc chắn đã khóa rồi, bạn mới có thể yên tâm đi ngủ tiếp.
Yếu tố di truyền: Dù chưa có một nghiên cứu khoa học nào khẳng định OCD có thể di truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Song nếu gia đình bạn có thành viên có vấn đề về rối loạn lo âu, khả năng phát triển bệnh ở bạn sẽ cao hơn.
Yếu tố tâm lý: Nếu bạn là một người có tâm lý yếu, có những phản ứng tiêu cực đối với những vấn đề căng thẳng thì khả năng bạn mắc OCD sẽ cao hơn người bình thường.
Hội chứng OCD không ảnh hưởng gì tới sức khỏe, song, trên thực tế, các chuyên viên y tế đã xác nhận, nếu để tình trạng hội chứng OCD kéo dài trong nhiều ngày liền sẽ khiến người bị bệnh gặp phải các trở ngại trong giao tiếp, bị tự kỉ ám thị,... Mặc dù người mắc hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế sẽ không có biểu hiện gì nhiều ngoài tính cách kĩ càng, soi xét tất cả các vấn đề.
Đặc biệt, nó khiến cho hệ thần kinh luôn trong tình trạng căng thẳng quá độ dẫn đến trạng thái đau đầu, stress và nặng hơn là mắc chứng thần kinh cấp độ 2.
Đối với những người phát hiện ra bản thân hoặc người xung quanh có những biểu hiện của bệnh cần nhanh chóng đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để khám chữa và điều trị.
Đồng thời cần tạo cho người bệnh không gian thoải mái, không căng thẳng để tránh cho họ bị sợ hãi và ám ảnh nhiều hơn.
Thường thì hội chứng OCD không gây nguy hiểm quá nhiều đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, khi bạn cảm thấy vấn đề này gây ảnh hưởng quá nặng nề đến cuộc sống của mình, bạn nên có sự can thiệp kịp thời. Đặc biệt là khi bạn cảm thấy lo lắng, hồi hộp cả ngày, thậm chí có ý định tự tử hoặc giết người, bạn cần có các liệu pháp điều trị ngay lập tức.
Hiện nay, những người mắc OCD thường được điều trị bằng 2 cách: liệu pháp tâm lý và thuốc. Liệu pháp tâm lý giúp điều chỉnh hành vi nhận thức (CBT), giúp bạn đối mặt nỗi sợ hãi, suy nghĩ ám ảnh mà không cần phải thực hiện hành vi.
Thuốc được sử dụng thường là dược phẩm chống trầm cảm, ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI). Nó giúp thay đổi và cân bằng lại các chất hóa học trong não của bạn. Tuy nhiên, phương pháp này cần được tư vấn, chỉ dẫn từ bác sĩ bởi nó có thể gây tác dụng phụ với trẻ nhỏ và tuổi vị thành niên.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn