Một thời khốn khó
Gia đình chị Thân Thị Thiết ở thôn Giá, xã Nội Hoàng (Yên Dũng, Bắc Giang), trước năm 2008 thuộc diện hộ nghèo. Song, hiện nay thu nhập từ đàn dê đã mang lại cho gia đình chị khoảng 200 triệu đồng/năm.
Chị Thiết xây dựng gia đình năm 1992. Nhà chồng nghèo, chỉ có 3 gian nhà cấp 4 và mấy sào ruộng bạc màu là tài sản lớn nhất. Vì không có nghề phụ nên cuộc sống gia đình của chị vô cùng khó khăn. Là người tháo vát, chị xoay đủ nghề, từ làm mì, tráng bánh đa, nấu rượu...
Anh chị sinh được 2 đứa con, cháu lớn năm 1994 và cháu bé năm 2000. Bản thân chị Thiết lại đau ốm luôn, cuộc sống càng khó khăn hơn nên chồng chị đã phải vào miền Nam làm phu hồ. Chị xin đi xuất khẩu lao động sang Malaysia năm 2007 nhưng chỉ được mấy tháng, vì sức yếu nên lại về. Lần thứ 2, năm 2008 chị sang Nga phụ bán hàng cho người chị họ ở chợ Vòm (Moscow), cũng chỉ được chưa đầy năm thì chợ Vòm tạm đóng cửa, một lần nữa chị Thiết lại trở về quê hương.
Trước khi tới thôn Giá, chúng tôi được biết, có một “cuộc cách mạng” đã đến với gia đình chị Thiết vào thời điểm cuối năm 2008 ấy, để chỉ 1 năm sau, gia đình chị đã trả sạch mọi nợ nần, thoát nghèo bền vững.
Anh chị sinh được 2 đứa con, cháu lớn năm 1994 và cháu bé năm 2000. Bản thân chị Thiết lại đau ốm luôn, cuộc sống càng khó khăn hơn nên chồng chị đã phải vào miền Nam làm phu hồ. Chị xin đi xuất khẩu lao động sang Malaysia năm 2007 nhưng chỉ được mấy tháng, vì sức yếu nên lại về. Lần thứ 2, năm 2008 chị sang Nga phụ bán hàng cho người chị họ ở chợ Vòm (Moscow), cũng chỉ được chưa đầy năm thì chợ Vòm tạm đóng cửa, một lần nữa chị Thiết lại trở về quê hương.
Trước khi tới thôn Giá, chúng tôi được biết, có một “cuộc cách mạng” đã đến với gia đình chị Thiết vào thời điểm cuối năm 2008 ấy, để chỉ 1 năm sau, gia đình chị đã trả sạch mọi nợ nần, thoát nghèo bền vững.
Chị Thiết và đàn dê của mình
"Phép màu" từ 7 triệu đồng
Nhờ sự giới thiệu của Hội LHPN xã Nội Hoàng, chị Thiết được vay vốn sản xuất 7 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Gia đình chị đã mua 5 con dê sinh sản. Sau một thời gian, nhờ tích lũy được kinh nghiệm thực tế và học theo sách hướng dẫn chăn nuôi, vợ chồng chị đã tự tay chăm sóc đàn dê của mình, từ việc khám chữa bệnh, tẩy giun sán, đến tiêm thuốc phòng dịch bệnh, hỗ trợ lúc dê đẻ... anh chị đều thuần thục.
Theo chị, tuổi sinh sản của mỗi con dê cái có thể lên tới cả chục năm nếu chăm sóc và cho ăn đủ dinh dưỡng theo từng giai đoạn. Hiện trong đàn dê của nhà chị có những con dê cái đã 7 năm tuổi vẫn đẻ đều mỗi năm 2 lứa, xuất bán con giống đạt chất lượng tốt. Sự tự tin ánh lên trong mắt người phụ nữ này về một tương lai tươi sáng: “Nhà tôi hiện có hơn 30 con cái đang sức tơ, mỗi con cái cho 2 lứa/năm, mỗi lứa 2 đến 3 con, xuất bán giống trung bình 3 triệu đồng/con...”. Chị bỏ lửng không nói tiếp, còn chúng tôi thì nhẩm tính 30 con dê cái, mỗi lứa đẻ 2 dê con thì mỗi năm cho tổng số khoảng 120 dê giống, một con số doanh thu không nhỏ đối với một hộ gia đình thuần nông.
Chị Thiết cũng tích cực tham gia giúp đỡ các hội viên phụ nữ nghèo trong thôn, trong xã về con giống không lấy lãi, thậm chí “không hoàn lại”; phổ biến, hướng dẫn kinh nghiệm chăm nuôi dê để chị em khác có cơ hội thoát nghèo. Chị cũng là một trong số những hội viên phụ nữ tham gia tích cực các hoạt động của Hội phụ nữ tại địa phương, là tấm gương sáng về làm kinh tế giỏi, nuôi con khỏe dạy con ngoan, gia đình văn hóa ở thôn Giá.