Hợp tác để cùng vươn lên

13:10 | 25/04/2016;
Từ khi có tổ hợp tác, chị em phụ nữ đã thay đổi cách chăn nuôi và được hỗ trợ nguồn vốn, từ đó sản xuất cũng hiệu quả hơn.

Long Chánh là xã vùng ven của thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang với 1.492 hộ, trong đó 75 hộ nghèo. Toàn xã với diện tích đất nông nghiệp trên 600ha, đa số người dân sống chủ yếu làm ruộng, chăn nuôi và trồng trọt. Trong thời gian qua, người dân đầu tư chăn nuôi heo, gia cầm với quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ, bò nuôi rất ít và phát triển chậm. Tình hình dịch bệnh trên đàn heo, đàn gia cầm…làm giảm hiệu quả chăn nuôi ảnh hưởng đến đời sống người dân. Trước thực trạng đó và để đáp ứng yêu cầu xây dựng xã nông thôn mới Đảng ủy, UBND xã đặc biệt quân tâm thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi với mô hình tổ hợp tác và chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động người dân thực hiện.

Qua quá trình khảo sát, vận động, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của phụ nữ, mô hình Tổ hợp tác chăn nuôi bò sinh sản của Hội LHPN xã Long Chánh được thành lập với 38 thành viên tự nguyện tham gia với tổng đàn bò 79 con. Thông qua sinh hoạt Hội phối hợp phòng kinh tế mở các lớp tập huấn về kỷ thuật chăn nuôi bò sinh sản, lồng ghép tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và kiến thức trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, văn hóa xã hội. Bên cạnh đó, mô hình tổ hợp tác gắn với góp vốn xoay vòng 100.000 đồng/ thành viên/tháng, hàng tháng thành viên bốc thăm được nhận vốn là 3.400.000 đồng tương trợ giúp nhau bổ sung vốn chăn nuôi. Ngoài ra, Hội giới thiệu thành viên tổ hợp tác có điều kiện vay vốn ngân hàng chính sách xã hội để phát triển đàn bò.

 Mô hình tổ hợp tác chăn nuôi bò sinh sản” của Hội LHPN xã Long Chánh

Điều quan trọng, Hội đã đã vận động 20 hộ nghèo của dự án mô hình giảm nghèo bền vững chăn nuôi bò sinh sản của xã tham gia vào tổ hợp tác. Một hộ nghèo của dự án  được Nhà nước hỗ trợ  20.000.000 đồng để mua 1 bò sinh sản, sau 3 năm Nhà nước thu hồi vốn là 4.000.000 đồng, hỗ trợ cho hộ nghèo 16.000.000 đồng nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo có vốn ban đầu để phát triển kinh tế gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững.

Trên nền tảng hội viên đã là những hộ đang nuôi bò thịt, được tham gia vào tổ hợp tác kiến thức, kỹ thuật, kinh nghiệm chăn nuôi bò sinh sản của họ ngày càng nâng lên. Đặc biệt thành viên tổ hợp tác là những hộ nghèo của dự án mô hình giảm nghèo bền vững được những thành viên nuôi bò đi trước hướng dẫn, sẻ chia kinh nghiệm để tháo gỡ những khó khăn vướn mắc trong chăn nuôi giúp họ nuôi bò sinh sản đạt hiệu quả hơn.

 Một điều đáng ghi nhận nữa là thông qua sinh hoạt hàng tháng hội viên phụ nữ được bổ sung nâng cao những kiến về pháp luật, những kiến thức cần thiết trong cuộc sống giúp chị em ngày càng tự tin, năng động, sáng tạo mạnh dạn trao đổi sẻ chia kinh nghiệm chăn nuôi bò sinh sản giúp nhau cùng tiến bộ. Trao đổi về hiệu quả mô hình tổ hợp tác, chị Trần Thị Mỹ Phương tổ trưởng tổ hợp tác cho biết:

“Từ khi tham gia vào tổ hợp tác chăn nuôi bò sinh sản do Hội LHPN xã Long Chánh thành lập, tôi được hỗ trợ vốn, được học tập, trao đổi sẻ chia kiến thức, kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật và  áp dụng vào thực tiển. Hiện nay tôi phát triển đàn bò 7 con , tôi rất mừng vì chăn nuôi bò  đạt hiệu quả kinh tế gia đình ổn định, có điều kiện nuôi hai con ăn học”.

  Chị Trần Thị Mỹ Phương đang chăm đàn bò

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn