Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Liên Hà (Đông Anh, Hà Nội) hoạt động theo quy mô toàn xã có 8 thôn và 9 đội sản xuất (đứng đầu là 9 đội trưởng đội dịch vụ). Diện tích canh tác là 495,49 ha, có 144 thành viên đóng góp cổ phần, trong đó có 7 đồng chí trong ban quản lý HTX.
HTX đảm nhiệm các khâu dịch vụ: Giống, vật tư phân bón, thuốc BVTV, công tác tưới tiêu, làm đất, gieo cấy.
HTX quản lý trên 20km đường mương nội đồng có 48 tuyến, quản lý điều hành 6 trạm bơm cục bộ,8 mấy bơm 33, 1 mấy bơm 20, ngoài ra HTX còn có 3 mấy bơm điện 3 pha để cơ động khi cần thiết, có 8 mấy bơm 1 pha giao cho 8 thôn phụ trách, có 6 máy cấy, 5 mấy gieo mạ, 18000 khay gieo mạ và 1 dây chuyền gieo mạ tự động.
Hằng năm trước khi bước vào mùa vụ, Ban quản lý HTX cùng các đội trưởng đội dịch vụ các thôn, lập kế hoạch quy vùng cấy các loại giống lúa cho phù hợp với đồng đất từng vùng, từng địa phương , đồng thời chuẩn bị đầy đủ giống, vật tư phân bón, thuốc BVTV mang về phục vụ bán cho các thành viên tại địa điểm các thôn.
Trong những năm qua được UBND Huyện hỗ trợ 40% giá thóc giống cho nông dân cũng như các khoản hỗ trợ của diện tích trồng lúa, hỗ trợ diện tích úng lụt đều được Ban quản lý thực hiện chính xác, đúng đủ kịp thời, nhờ đó đã tạo được lòng tin đối với bà con thành viên.
Công tác tưới tiêu phục vụ sản xuất được Ban quản lý đặc biệt quan tâm, các trạm bơm máy móc thường xuyên được bảo dưỡng, sửa chữa: Hằng năm Ban quản lý đã chủ động xây dựng kế hoạch nạo vét kênh mương, thủy lợi nội đồng, báo cáo và phối hợp với UBND xã cùng các ban ngành đoàn thể trong xã, tổ chức ra quân nạo vét kênh mương trên toàn xã phục vụ cho sản xuất, dật 100% kế hoạch đề ra. Ngoài ra HTX còn chỉ đạo các đội sản xuất thường xuyên nạo vét các đoạn kênh mương khi bị ách tắc đề tạo điều kiện tốt nhất cho việc dẫn nước phục vụ sản xuất.
Trong những năm vừa qua Ban quản lý đã chủ động tiếp cận các mô hình chương trình do cấp trên hỗ trợ về cho nông dân như chương trình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao của Trung tâm phát triển cây trồng Hà Nội, mô hình cấy ghép nếp cái hoa vàng của Chi cục bảo vệ thực vât, mô hính cơ giới hóa đồng bộ của Trung tâm khuyến nông Thành Phố.
Cơ giới hóa trong gieo cấy |
Công tác tập huấn, huấn luyện cho nông dân được Ban quản lý HTX quan tâm, sâu sát. Trong mỗi mùa vụ HTX luôn chủ động phối hợp với Trạm khuyến nông, Trạm BVTV huyện Đông Anh, công ty thuốc BVTV Sygenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho nông dân cách chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây lúa theo từng thời kỳ và các buổi tập huấn của các mô hình được đông đảo bà con nông dân hưởng ứng tham gia. Trung bình mỗi năm đã tổ chức được 7-8 buổi tập huấn cho nông dân với khoảng 650 người tham dự.
HTX đã triển khai chương trình áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất gieo mạ khay- cấy bằng máy thành công. Đến nay đã hoàn toàn làm chủ được các công đoạn từ khâu sản xuất đất giá đến khi đưa mạ khay ra đồng cấy. Tính đến hiện tại, diện tích cấy được là 148,3 ha.
Hàng năm, hàng vụ HTX đã kết hợp với Hội phụ nữ xã tổ chức các đợt diệt chuột tập trung để bảo vệ mùa màng. Công tác vận động các thành viên hưởng ứng các đợt ủng hộ, vận động dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp, vận động đóng góp xây dựng kênh mương, xây dựng nông thôn mới luôn được quan tâm và nhiệt tình ủng hộ.
Làm mạ chuẩn bị cho vụ cấy |
Trong thời gian qua, HTXDVNN xã Liên Hà duy trì hoạt động có hiệu quả, sau mỗi năm hoạt động đều có tổng kết đánh giá, báo cáo, tài chính công khai, đồng thời chi trả lãi cổ phần cho các thành viên, luôn thực hiện tốt vai trò nhiệm vụ của mình, phục vụ tốt các khâu dich vụ sản xuất nông nghiệp, là nơi tư vấn về khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân, đáp ứng cơ bản nguyện vọng và niềm tin, sự gắn bó của người lao động và dân nhân trong xã, được lãnh đạo cấp trên khen thưởng.
Các hộ nông dân khi tham gia thực hiện mô hình được hỗ trợ 100% giống, 30% vật tư phân bón, thuốc BVTV, được tập huấn kỹ thuật. Nhờ đó đã bỏ đi những tập tục canh tác cũ và lạc hậu, thay vào đó là áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vừa giảm được sức lao động cũng như chi phí đầu tư, lại tăng hiệu quả kinh tế trên cùng diện tích canh tác. Qua thực tế đánh giá hiệu quả của mô hình lúa hàng hóa chất lượng cao so với lúa thường cao gấp 1,2- 1,5 lần, riêng đối với nếp cái hoa vàng gấp 2 lần. Từ đó đời sống nông dân được nâng cao, đảm bảo an ninh lương thực, ổn định chính trị xã hội, góp phần vào công cuộc xây dung nông thôn mới của xã nhà.