Mỗi một dạng viêm kết mạc khác nhau bác sĩ sẽ có những phương pháp chỉ định điều trị khác nhau. Bệnh nhân bị đau mắt đỏ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Đây là phân loại bệnh viêm kết mạc phổ biến nhất. Chủng virus gây bệnh viêm kết mạc thường gặp nhất là adenovirus nên bệnh rất dễ lây lan. Các chủng virus gây bệnh khác có thể là Herpes hoặc Enterovius. Bệnh có thể được truyền nhiễm qua hắt hơi, ho, chạm vào ghèn hoặc nước mắt của bệnh nhân, chạm vào vật dụng chứa virus gây bệnh sau đó đưa lên mắt.
Viêm kết mạc do virus thường bắt đầu ở 1 bên mắt, sau đó lây nhiễm sang bên mắt còn lại. Các triệu chứng thường là ngứa, đỏ mắt, chảy nước mắt sống. Bệnh viêm kết mạc do virus gây ra có thể đi kèm với cảm lạnh, cúm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên khác.
>> Hướng dẫn phân biệt viêm kết mạc với một số bệnh lý dễ nhầm lẫn
Tình trạng này thường tự biến mất sau một thời gian ngắn. Bác sĩ thường khuyến khích sử dụng nước mắt nhân tạo hoặc nước muối sinh lý để làm sạch mắt và giảm bớt các triệu chứng. Thuốc nhỏ mắt kháng sinh không có hiệu quả trong điều trị phân loại bệnh viêm kết mạc do virus.
Đây cũng là phân loại bệnh viêm kết mạc khó phổ biến, lây lan nhanh. Chủng vi khuẩn gây viêm kết mạc thường là tụ cầu vàng, phế cầu, lão mô cầu, Proteus, Enterobacteriaceae,.... Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu (do vi khuẩn lậu cầu gây ra) cũng có thể gây ra bệnh đau mắt đỏ, nhưng trường hợp này ít phổ biến hơn.
Viêm kết mạc do vi khuẩn gây ra thường khiến mắt tiết dịch đặc có màu vàng hoặc xanh như mủ.
Bệnh viêm kết mạc do vi khuẩn có thể tự khỏi trong 1 - 2 tuần. Nếu các triệu chứng kéo dài, nghiêm trọng và xấu đi, bệnh nhân có thể cần dùng đến thuốc nhỏ mắt kháng sinh.
Đây là phân loại bệnh viêm kết mạc không lây nhiễm. Nó liên quan đến các phản ứng dị ứng của bệnh nhân. Bệnh thường được kích hoạt bởi các chất gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật và mạt bụi.
Triệu chứng bệnh viêm kết mạc dị ứng nổi bật nhất là ngứa và đỏ mắt. Các triệu chứng có thể được cải thiện nhờ vào việc sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng histamine hoặc thuốc kiểm soát phản ứng dị ứng.
Viêm kết mạc dị ứng có thể xảy ra theo mùa hoặc quanh năm, tùy thuộc vào tình trạng dị ứng của người bệnh. Tránh xa các chất gây dị ứng là yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh viêm kết mạc dị ứng.
Thường gặp ở những người đeo kính áp tròng. Bệnh gây ra các triệu chứng như không dung nạp kính áp tròng, ngứa, tiết dịch nhiều, chảy nước mắt và có mụn đỏ ở mặt dưới mí mắt. Nó thường ảnh hưởng đến cả hai mắt.
Bệnh nhân sẽ được yêu cầu ngừng đeo kính áp tròng trong một thời gian để mắt hồi phục. Bác sĩ nhãn khoa có thể khuyên bạn nên chuyển sang một loại kính áp tròng khác để giảm nguy cơ viêm kết mạc quay trở lại.
Đây là phân loại bệnh viêm kết mạc khá đặc thù. Nguyên nhân gây bệnh thường là do mắt của trẻ sơ sinh bị kích ứng do viêm hoặc tắc ống dẫn nước mắt.
Trẻ sơ sinh cũng có thể tiếp xúc với các vi khuẩn gây bệnh sinh dục khi chúng đi qua ống sinh của người mẹ đang bị nhiễm bệnh, khiến chúng bị viêm kết mạc ngay khi vừa sinh ra. Phổ biến nhất là vi khuẩn lậu cầu gây bệnh lậu.
Bệnh có thể được điều trị khỏi nhanh chóng bằng cách dùng thuốc kháng sinh ngay sau khi sinh. Nếu bạn đang mang thai và có thể mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên kiểm tra và điều trị trước khi sinh con.
Viêm kết mạc kích ứng, hay còn gọi là viêm kết mạc hóa chất, viêm kết mạc nhiễm độc. Đây là tình trạng xảy ra khi mắt tiếp xúc với các chất hóa học hoặc chất kích thích. Chúng có thể là khói thuốc lá, khí thải diesel, nước hoa và một số loại thuốc nhỏ mắt,,....
Các triệu chứng của bệnh viêm kết mạc kích ứng bao gồm đau, đỏ mắt, thay đổi thị lực và sưng đáng kể xung quanh mắt. Nếu hóa chất mạnh có thể khiến các triệu chứng tồi tệ hơn và cần được điều trị ngay lập tức.
Nguồn dịch: https://www.allaboutvision.com/conditions/conjunctivitis-types.htm
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn