Có đến khoảng 95% người bị cao huyết áp mà không rõ nguyên nhân. Đây được gọi là cao huyết áp nguyên phát. Đây là phân loại cao huyết áp được chẩn đoán sau khi bác sĩ nhận thấy huyết áp của bạn cao bất thường trong 3 lần khám trở lên. Và bác sĩ đã loại trừ tất cả các nguyên nhân khác gây tăng huyết áp.
Bạn nên biết về Huyết áp cao là bao nhiêu?
Thông thường những người bị cao huyết áp nguyên phát không có triệu chứng. Nhưng bạn có thể bị đau đầu thường xuyên, mệt mỏi, chóng mặt hoặc chảy máu mũi. Mặc dù nguyên nhân chưa được biết rõ, nhưng các nhà nghiên cứu đều tin rằng béo phì, hút thuốc, uống rượu, ăn kiêng và di truyền đều có liên quan lớn đến việc phát sinh bệnh cao huyết áp nguyên phát.
Khi một nguyên nhân gây tăng huyết áp được xác định thì tình trạng này được gọi là cao huyết áp thứ phát. Nguyên nhân phổ biến nhất gây cao huyết áp thứ phát chính là sự bất thường trong các động mạch cung cấp máu cho thận. Các nguyên nhân khác liên quan đến phân loại cao huyết áp này bao gồm:
- Tình trạng tắc nghẽn đường thở trong khi ngủ hay còn gọi là chứng ngưng thở khi ngủ
- Các bệnh và khối u của tuyến thượng thận.
- Bất thường về hormone.
- Bệnh tuyến giáp.
- Tiêu thụ quá nhiều muối hoặc cồn trong chế độ ăn uống.
- Ảnh hưởng từ 1 số loại thuốc như ibuprofen (Motrin, Advil , và những loại khác) và pseudoephedrine ( Afrin, Sudafed, và những loại khác).
Trị số huyết áp được ghi bằng 2 con số. Số đầu tiên là huyết áp tâm thu, là áp suất tạo ra trong nhịp tim. Số thứ 2 là huyết áp tâm trương, là áp lực khi tim đang nghỉ giữa các nhịp đập. Huyết áp bình thường được coi là dưới 120/80. Với phân loại cao huyết áp tâm thu đơn độc, huyết áp tâm thu tăng trên 140. Trong khi huyết áp tâm trương vẫn ở gần mức bình thường, dưới 90.
Phân loại cao huyết áp này phổ biến nhất ở những người trên 65 tuổi. Nó gây ra bởi sự mất tính đàn hồi của động mạch. Huyết áp tâm thu quan trọng hơn nhiều so với huyết áp tâm trương khi nói đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch đối với người lớn tuổi.
Phân loại cao huyết áp này chỉ xảy ra ở khoảng 1% số người bị tăng huyết áp. Nó phổ biến ở những người trẻ tuổi, đàn ông Mỹ gốc Phi và phụ nữ bị nhiễm độc tố trong thai kỳ.
Cao huyết áp ác tính xảy ra khi huyết áp của bạn tăng cực kỳ nhanh chóng. Nếu huyết áp tâm trương của bạn vượt quá 130, rất có thể bạn bị tăng huyết áp ác tính. Đây là tình trạng nguy hiểm và cần được cấp cứu ngay lập tức. Các triệu chứng bao gồm tê tay và chân, mờ mắt, lú lẫn, đau ngực và đau đầu.
Nếu bác sĩ đã kê 3 loại thuốc hạ huyết áp khác nhau mà huyết áp của bạn vẫn quá cao, bạn có thể bị tăng huyết áp kháng trị. Hay gọi cách khác, đây là phân loại cao huyết áp kháng thuốc. Cao huyết áp kháng trị chiếm khoảng 20 - 30% tổng các trường hợp huyết áp cao.
Cao huyết áp kháng trị có thể liên quan đến di truyền. Nó phổ biến ở những người lớn tuổi, béo phì, phụ nữ, người Mỹ gốc Phi hoặc có bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận.
Cao huyết áp áo choàng trắng là một phân loại cao huyết áp đặc biệt. Nó mô tả tình trạng huyết áp không ổn định. Thuật ngữ "không ổn định" có nghĩa là huyết áp thay đổi theo thời gian - một điều khá phổ biến đối với hầu hết mọi người. Nó có thể cảnh báo nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp. Hoặc chúng có thể chỉ là một phản ứng bình thường.
Thuật ngữ "cao huyết áp áo choàng trắng" xuất phát từ hiện tượng bệnh nhân có thể bị cao huyết áp khi đến khám tại phòng khám. Nhưng lại có huyết áp bình thường khi đo tại nhà. Theo thống kê, phân loại cao huyết áp này ảnh hưởng tới 30% dân số.
Vì huyết áp có thể thay đổi, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị bạn nên ghi lại huyết áp của mình ít nhất ba lần khác nhau để chẩn đoán chính xác bệnh tăng huyết áp. Một gợi ý khác là lặp lại kết quả đo huyết áp cao sau 5 đến 10 phút.
Nguồn tham khảo: https://www.everydayhealth.com/hypertension/understanding/types-of-hypertension.aspx
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn