Huyết áp là thước đo nhịp tim khi bơm máu đi khắp cơ thể được đo bằng milimet thủy ngân (mmHg) và được xác định bằng cách đo huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
Huyết áp tâm thu: Trong thời gian tim đập, tim sẽ đẩy máu vào động mạch. Áp suất tâm thu là thước đo của lực này. Giai đoạn này được gọi là tâm thu, là thời điểm huyết áp cao nhất.
Huyết áp tâm trương: Tâm trương là khoảng dừng giữa thời gian nạp đầy máu và nhận oxy. Huyết áp tâm trương là số đo trong khoảng thời gian tạm dừng này trước khi có nhịp tim tiếp theo.
Áp suất tâm thu và huyết áp tâm trương - điểm cao nhất và thấp nhất của nhịp tim - thay đổi tùy thuộc vào mức độ hoạt động, căng thẳng, lượng chất lỏng và các yếu tố khác. Để có kết quả huyết áp chính xác nhất, mọi người nên kiểm tra huyết áp ở trong một không gian yên tĩnh, ấm áp, nghỉ ngơi trong vòng vài phút để giảm căng thẳng, âu lo.
Dưới đây là bảng thống kế 4 loại huyết áp giúp bạn hiểu được tình trạng huyết áp của bản thân.
Tâm thu tính bằng mmHg | Và/ hoặc | Tâm trương tính bằng mmHg | Phân loại huyết áp |
Dưới 120 | Và | từ dưới 80 | Huyết áp bình thường |
120 - 129 | Và | từ dưới 80 | Tăng huyết áp |
130 - 140 | Hoặc | 80 - 90 | Cao huyết áp giai đoạn 1 (tăng huyết áp) |
140 trở lên | Hoặc | 90 trở lên | Cao huyết áp giai đoạn 2 (tăng huyết áp) |
Các chỉ số tâm thu có ý nghĩa như sau:
Bình thường: Dưới 120 mmHg
Đã có dấu hiệu tăng: 120 - 129 mmHg
Huyết áp cao giai đoạn 1: 130 - 140 mmHg
Huyết áp cao giai đoạn 2: 140 mmHg trở lên.
Khi huyết áp tâm thu của bạn lên đến 180 hoặc cao hơn. Đây là một tình trạng báo động khẩn cấp, tình trạng vô cùng nguy hiểm và đe dọa tính mạng.
Các chỉ số tâm trương có ý nghĩa như sau:
Bình thường: Thấp hơn 80 mmHg
Huyết áp cao giai đoạn 1: 80 - 90 mmHg
Huyết áp cao giai đoạn 2: 90 mmHg hoặc hơn
Cũng giống như huyết áp tâm thu, khi huyết áp tâm trương cao từ 120 trở lên là tình trạng vô cùng nguy hiểm, bạn cần gọi ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được giúp đỡ kịp thời.
Với chỉ số huyết áp 140/80 có nghĩa là huyết áp tâm thu là 140, huyết áp tâm trương là 80, được xếp vào loại “huyết áp cao giai đoạn 1”. Huyết áp tâm trương vẫn ở trong mức an toàn và bình thường, tuy nhiên huyết áp tâm thu lại cao hơn.
Huyết áp cao thường liên quan đến thói quen sống không lành mạnh, chẳng hạn như hút thuốc, uống quá nhiều bia rượu, thừa cân và không thường xuyên tập thể dục.
Ngoài ra, tiền sử về bệnh lý khác nhau cũng gây ảnh hưởng đến huyết áp của bạn như:
Béo phì
Bệnh thận mãn tính
Rối loạn tuyến thượng thận và tuyến giáp
Chứng ngưng thở lúc ngủ
Có yếu tố di truyền, tiền sử gia đình có người mắc bệnh cao huyết áp
Đôi khi còn liên quan đến trạng thái tâm lý, khi bị căng thẳng quá độ cũng gây ra cao huyết áp. Tuổi già hay vận động mạnh, quá sức cũng khiến huyết áp tăng lên so với bình thường.
Huyết áp cao rất nguy hiểm tới sức khoẻ. Áp lực quá lớn đến thành động mạch do huyết áp cao có thể làm hỏng mạch máu cũng như các cơ quan khác.
Nếu huyết áp cao không được kiểm soát sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng như:
Đau tim hoặc đột quỵ
Phình mạch và động mạch
Suy tim
Các mạch máu trong thận bị suy yếu và thu hẹp
Mạch máu trong mắt dày lên, thu hẹp, ảnh hưởng đến thị lực
Hội chứng chuyển hóa
Trí nhớ bị sa sút, khả năng tư duy, suy nghĩ cũng kém dần
Để làm thuyên giảm tình trạng huyết áp cao, mọi người nên xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, lối sống khoa học, cụ thể:
Giảm lượng Natri: Do natri có thể khiến cơ thể giữ lại chất lỏng, làm tăng huyết áp.
Tập thể dục nhiều hơn: Cơ thể nếu không luyện tập thể dục thường xuyên, khi vận động rất dễ bị tăng huyết áp.
Giảm cân nếu bị béo phì hoặc thừa cân: Khi béo phì hoặc thừa cân, bạn cần nhiều máu và oxy cung cấp cho các mô, lượng máu chảy qua mạch máu cũng tăng lên, từ đó thúc đẩy áp lực lên động mạch và gây ra tình trạng tăng huyết áp.
Hạn chế sử dụng bia rượu: Bia rượu có thể gây hại cho tim mạch nếu sử dụng quá nhiều. Theo lời khuyên của chuyên gia, một người khỏe mạnh chỉ nên uống 1 ly rượu 1 ngày.
Giảm căng thẳng: Căng thẳng là nguyên nhân gây ra tăng huyết áp tạm thời. Tuy nhiên, nó sẽ hết sau 15 - 20 phút nghỉ ngơi, thư giãn cơ thể.
Cải thiện bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và có chế độ ăn lành mạnh. Các loại thực phẩm tốt cho người bị cao huyết áp là rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, sữa ít béo, thịt gia cầm, cá.
Khi việc thay đổi thói quen sống là chưa đủ, bạn có thể sử dụng thêm thuốc giúp hạ huyết áp. Một số loại thuốc bạn có thể sử dụng như:
Thuốc lợi tiểu
Thuốc gây ức chế ACE
Thuốc giãn mạch
Thuốc chẹn Canxi
Thuốc chẹn Beta
Thuốc chẹn Alpha
Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe và an toàn, khi dùng thuốc hạ huyết áp cần có sự tư vấn từ bác sĩ. Dùng theo chỉ định và không nên lạm dụng thuốc hạ áp.
Thông thường, để đo huyết áp bác sĩ hoặc y tá thường sử dụng máy đo huyết áp có cấu tạo là 1 bóng bơm hơi, ống nghe, túi hơi quấn bắp tay. Cách đo này rất đơn giản và không gây cảm giác đau.
Người đo huyết áp sẽ quấn vòng túi hơi quanh bắp tay và dùng ống nghe để nghe máu di chuyển qua động mạch. Sau khi thổi phồng, thả túi hơi ra, huyết áp tâm thu được tính từ 2 tiếng đập liên tiếp đầu tiên. Huyết áp tâm trương được tính từ tiếng đập cuối cùng mất đi.
Số đo huyết áp sẽ được ghi lại dưới dạng huyết áp tâm thu/ huyết áp tâm trương. Trị số huyết áp không được làm tròn quá hàng đơn vị.
Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi: "Huyết áp 140/80 có cao không?". Có thể nói, với chỉ số 140/80, bạn đang bị huyết áp cao giai đoạn 1. Tình trạng này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với sức khoẻ, nên những người bị huyết áp cao lên thăm khám sức khỏe thường xuyên, tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
Nguồn tham khảo:
- Diastole vs. Systole: Know Your Blood Pressure Numbers
- Blood pressure chart: What your reading means Print
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn