Kế hoạch giám sát bầu cử của Hội LHPNVN

17:35 | 19/02/2016;
Ngày 4/2/2016, Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPNVN ban hành Kế hoạch giám sát Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND trong hệ thống Hội.
KẾ HOẠCH
Hướng dẫn giám sát chuyên đề việc thực hiện khoản 1, khoản 3 Điều 8 và khoản 1, khoản 2 Điều 9 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trong hệ thống Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

 

           Căn cứ Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 và các văn bản hướng dẫn; Chỉ thị số 51 – CT/TW của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hồi đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; Quy chế  giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội (ban hành theo Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị, sau đây gọi tắt Quy chế 217); Chương trình phối hợp giữa Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt Tổ quốc Việt Nam và Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về góp phần tăng tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV và nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021;

Thực hiện Kế hoạch số 15/KH- ĐCT ngày 04 tháng 2 năm 2016 của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về việc Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp tham gia công tác bầu cử, Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ban hành “Kế hoạch Hướng dẫn giám sát chuyên đề việc thực hiện khoản 1, khoản 3 Điều 8 và khoản 1, khoản 2 Điều 9 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trong hệ thống Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam” như sau:

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
  2. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong giám sát chuyên đề nhằm góp phần đảm bảo tỷ lệ và chất lượng phụ nữ tham gia Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016- 2021.
  3. Tổ chức thực hiện các hoạt động giám sát chuyên đề đồng bộ, thống nhất, kịp thời, có sự phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
  4. Đảm bảo việc thực hiện giám sát theo đúng Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Bộ Chính trị và Hướng dẫn số 10/HD- ĐCT ngày 04/6/2014 của Đoàn chủ tịch TW Hội về Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW
  5. NỘI DUNG GIÁM SÁT
  6. Việc ban hành các văn bản triển khai thực hiện các quy định đảm bảo tỷ lệ người ứng cử là phụ nữ, trách nhiệm của tổ chức Hội.
  7. Việc dự kiến cơ cấu, số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
  8. Việc đảm bảo tiêu chuẩn của nữ ứng cử viên đại biểu Quốc hội, tiêu chuẩn của nữ ứng cử viên đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
  9. Công tác tuyên truyền, vận động bầu cử đảm bảo công bằng, bình đẳng giữa các ứng cử viên.
  10. Đảm bảo sự tham gia của phụ nữ, của tổ chức Hội trước, trong bầu cử và sau cuộc bầu cử.

III. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP, THỜI GIAN, ĐỊA BÀN GIÁM SÁT

  1. Đối tượng giám sát

- Cấp Trung ương: Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Cấp địa phương: Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân cấp tỉnh, quận, huyện (tương đương) và cơ sở.

Lưu ý: Đối với những nơi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường theo Nghị quyết số 26/2008/QH12 của Quốc hội và Nghị quyết liên tịch số 11/2016/NQLT/UBTVQH- CP-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 01/02/2016 giữa  Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và  Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về hướng dẫn quy trình hiệp thương, giới thiệu người  ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV; HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 thì Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm dự kiến về cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND cấp mình.  Do đó, đối tượng giám sát tại những nơi này là Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

  1. Phương pháp giám sát

a) Thông qua đại diện lãnh đạo các cấp Hội tham gia vào Hội đồng bầu cử quốc gia/ các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương, tham dự các hội nghị hiệp thương và qui trình bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

  1. b) Giám sát thông qua nghiên cứu các báo cáo, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác bầu cử liên quan đến tỷ lệ, chất lượng nữ ứng cử viên, phân công trách nhiệm cho tổ chức Hội.
  2. c) Giám sát thông qua hoạt động đoàn giám sát do Thường trực Đoàn chủ tịch Trung ương Hội, Thường trực tỉnh/thành Hội chủ trì.

- Cấp Trung ương: Thành lập các đoàn giám sát chuyên đề do Thường trực Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội chủ trì (Mời đại diện Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Nội vụ, Ban Dân vận TW; Ban Tổ chức TW, Văn phòng Chính phủ; Vụ các vấn đề xã hội, Hội đồng dân tộc của Quốc hội và một số ban chuyên môn TW Hội);.

- Cấp địa phương: Thành lập đoàn giám sát chuyên đề do Thường trực  Hội LHPN các cấp chủ trì ( Mời đại diện Ủy ban MTTQ cùng cấp và các sở, ngành, tổ chức liên quan);

  1. Tham gia đoàn giám sát do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ trì:

- Cấp TW: tham gia đoàn giám sát do Ban thường trực Ủy ban TW  Mặt trận Tổ quốc tổ chức ;

- Cấp địa phương: tham gia đoàn giám sát do Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp chủ trì.

  1. Thời gian, địa bàn giám sát

- Bắt đầu từ ngày 7/2/2016 đến kỳ họp thứ nhất (tháng 7/2016) Quốc hội khóa XIV và kỳ họp thứ nhất Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.

- Đoàn giám sát chuyên đề  do Thường trực Đoàn chủ tịch Trung ương Hội chủ trì làm việc tại 09 tỉnh/thành phố: Quảng Ninh, Lai Châu, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Gia Lai, Khánh Hòa, An Giang, Tây Ninh, Cà Mau.

- Các địa phương, căn cứ tình hình thực tế để chọn địa bàn giám sát phù hợp.

  1. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.Trung ương Hội LHPN Việt Nam

  1. a) Ban Chính sách- Luật pháp:

- Chủ trì xây dựng và triển khai kế hoạch hướng dẫn giám sát (tổ chức Hội nghị trực tuyến, ngày 4/2/2016); báo cáo kết quả giám sát chuyên đề theo quy định, hoàn thành trong tháng 7/2016.

- Tập hợp các văn bản liên quan  phục vụ hoạt động giám sát

- Theo dõi, đôn đốc các tỉnh, thành Hội thực hiện nhiệm vụ giám sát theo đúng Quy chế 217.

- Chủ trì, tham mưu tổ chức đoàn  giám sát số 01 tại 03 tỉnh  Quảng Ninh, Lai Châu, Quảng Bình; phối hợp với các ban của TW Hội tổ chức giám sát chuyên đề tại các tỉnh theo kế hoạch.

- Tham gia đoàn giám sát do Ban Thường trực  Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì.

  1. b) Ban Tổ chức:

-  Giúp việc cho Đại diện Lãnh đạo Hội tham gia Hội đồng bầu cử Quốc gia, Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các hội nghị hiệp thương.

- Theo dõi tiến độ các bước hiệp thương đảm bảo tỷ lệ nữ.

  1. c) Ban Tuyên giáo:

- Chủ trì, tham mưu tổ chức đoàn giám sát số 02 tại An Giang, Tây Ninh, Cà Mau, gửi báo cáo giám sát về Ban Chính sách- Luật pháp tổng hợp chậm nhất 10 ngày sau kết thúc đợt giám sát.

- Tuyên tuyền về kết quả giám sát chuyên đề của Hội.

  1. d) Ban Gia đình- xã hội:

 - Chủ trì, tham mưu tổ chức đoàn giám sát số 03 tại Gia Lai, Quảng Ngãi, Khánh Hòa; gửi báo cáo giám sát về Ban Chính sách- Luật pháp tổng hợp chậm nhất 10 ngày sau kết thúc đợt giám sát.

đ) Văn phòng, Ban Kế hoạch- Tài chính và các ban:

- Cử cán bộ tham gia các đoàn giám sát theo sự phân công của Thường trực Đoàn Chủ tịch.

- Đảm bảo các điều kiện về kinh phí, phương tiện phục vụ giám sát theo quy định.

  1. Hội LHPN cấp tỉnh/thành phố

      - Căn cứ kế hoạch và hướng dẫn của Trung ương, các tỉnh/thành xin ý kiến cấp ủy, tổ chức giám sát theo đúng Quy chế 217; tổng hợp kịp thời, đầy đủ các thông tin và báo cáo kết quả giám sát trong tháng 7/2016 về Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội (qua Ban Chính sách – Luật pháp).

- Tham gia đoàn giám sát của Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp giám sát việc thực hiện công tác bầu cử của các cơ quan; kịp thời phát hiện, đề xuất với Hội đồng bầu cử quốc gia và Ủy ban bầu cử các cấp những nội dung thực hiện chưa đúng pháp luật hoặc chưa đảm bảo để Hội tham gia đầy đủ quyền và trách nhiệm trong bầu cử.

- Đối với 09 tỉnh TW dự kiến tổ chức giám sát chuyên đề: Ban Thường vụ tỉnh, thành Hội phối hợp với đoàn giám sát Trung ương thực hiện đúng kế hoạch, quy trình giám sát chuyên đề theo quy định.

- Thực hiện chế độ báo cáo với Đoàn Chủ tịch TW Hội LHPN Việt Nam  bằng thư điện tử (qua địa chỉ hòm thư: baucuqh14@gmail.com), cụ thể:

         Sau hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, chậm nhất trước ngày 25/2/2016

          Sau hội nghị hiệp thương lần 2, chậm nhất là ngày 30/3/2016

          Sau hội nghị hiệp thương lần 3, chậm nhất là ngày 29/4/2016

          Sau bầu cử: chậm nhất là ngày 15/6/2016

Trên đây là hướng dẫn giám sát chuyên đề việc thực hiện khoản 1, khoản 3 Điều 8 và khoản 1, khoản 2  Điều 9 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trong hệ thống Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Đề nghị Ban Thường vụ Hội Liên hiệp phụ nữ các tỉnh, thành phố, các ban của Trung ương Hội căn cứ vào nhiệm vụ để triển khai thực hiện. 

Trong quá trình tổ chức thực hiện, có khó khăn, vướng mắc, đề nghị liên hệ với Ban Chính sách- Luật pháp, đ/c Nguyễn Thanh Cầm- Trưởng ban, SĐT: 043.972.4086; DĐ: 0904.680.875; mail: tcam.nguyen@gmail.com)


TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
 
Đã ký
 
 Bùi Thị Hòa

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn