Ban Tổ chức Cuộc thi xin chúc mừng các cá nhân sau đây đạt giải trong tuần 8 cuộc Cuộc thi "Tìm hiểu 90 năm lịch sử hình thành và phát triển của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam".
01 Giải Nhất: Phạm Hòa Bình - Điện thoại: xxxxxx6872 – Tỉnh: Ninh Bình - Dự đoán số người trả lời đúng: 1008– Thời gian tham gia: 19:36:09 | 24/06/2020
02 Giải Nhì: Đinh Thị Thanh Hoa – Điện thoại: xxxxxx8838 – Tỉnh: Nghệ An – Dự đoán số người trả lời đúng: 1008 – Thời gian tham dự: 10:25:27 | 25/06/2020
Lê Thị Thảo–Điện thoại: xxxxxx6538 – Tỉnh: Hồ Chí Minh- Dự đoán số người trả lời đúng: 1008– Thời gian tham gia: 20:50:02 | 26/06/2020
03 Giải Ba: Cao Thị Thiên– Điện thoại: xxxxxx4263 – Tỉnh: Nghệ An- Dự đoán số người trả lời đúng: 1009– Thời gian tham gia: 23:10:03 | 27/06/2020
Nguyễn Thị Ngọc Anh– Điện thoại: xxxxxx3898- Tỉnh: Nghệ An- Dự đoán số người trả lời đúng: 1010 – Thời gian tham gia: 17:06:12 | 25/06/2020
Phạm Thị Minh Tân– Điện thoại: xxxxxx6896 – Tỉnh: Quảng Ninh- Dự đoán số người trả lời đúng: 1010 – Thời gian tham gia: 15:05:54 | 26/06/2020
Đề nghị người trúng giải gửi ảnh chụp chứng minh thư nhân dân cho Ban Tổ chức để xác nhận trong vòng 01 tuần sau khi công bố giải thưởng. Giải thưởng sẽ được trao khi kết thúc lần thi của tuần cuối tháng.
Chi tiết xin liên hệ với Đ/c Phạm Bình Minh, chuyên viên Ban Tuyên giáo, TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Số điện thoại: 0243.9720041/ 0962.374.676 Email: minhphamussh@gmail.com
Ban Tổ chức xin công bố đáp án của tuần 8:
Câu 1: Hội nghị thống nhất Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải Phóng miền Nam diễn ra trong khoảng thời gian nào?
Đáp án: Phương án c. Ngày 10-12/6/1976
Câu 2: Tại Hội nghị thống nhất Hội Liên hiệp Phụ nữ toàn quốc đã xác định bao nhiêu nhiệm vụ trước mắt của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam?"
Đáp án: Phương án c. 6 nhiệm vụ
Câu 3. Sau khi hợp nhất hai tổ chức Hội, từ năm 1976 đến năm 1985, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã phát động những phong trào nào?
Đáp án: Phương án b. "Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc"; "Xây dựng gia đình văn hóa mới"; "Nuôi con khỏe, dạy con ngoan"; "Phụ nữ tham gia cải tạo xã hội chủ nghĩa"; "Đỡ đầu con thương binh, liệt sĩ"
Câu 4: Năm 1978, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã phát động phong trào phụ nữ nào?
Đáp án a. Phong trào "Người phụ nữ mới xây dựng đất nước"
Câu 5: Phong trào "Người phụ nữ mới xây dựng đất nước" đề ra những yêu cầu lớn là:
Đáp án: Phương án c. Đẩy mạnh lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Chính Phủ; tích cực học tập nâng cao trình độ, đoàn kết yêu thương nhau cùng tiến bộ; tổ chức tốt gia đình, nuôi dạy con theo 5 điều Bác Hồ dạy
Câu 6: Phong trào "Người phụ nữ mới xây dựng đất nước" sau khi đổi tên thành phong trào "Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc" đã đẩy mạnh triển khai tập trung vào những nội dung nào dưới đây?
Đáp án: Phương án d. Cả 3 phương án trên
Câu 7: Tấm gương phụ nữ tiêu biểu nào được TW Hội LHPN Việt Nam lấy tên để ra Chỉ thị về Học tập tấm gương chiến đấu dũng cảm trong phong trào "Người Phụ nữ mới xây dựng Tổ Quốc"?
Đáp án a. Hoàng Thị Hồng Chiêm
Câu 8: Trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới (1987-1997), yếu tố đổi mới quan trọng được TW Hội LHPN Việt Nam thực hiện là?
Đáp án: Phương án b. Đổi mới toàn diện nội dung, phương thức hoạt động của Hội
Câu 9: Hai cuộc vận động được TW Hội LHPN Việt Nam phát động trong giai đoạn (1987-1997) là gì?
Đáp án: Phương án c. "Nuôi dạy con tốt; góp phần hạn chế trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học"; "Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế".
THÔNG TIN THAM KHẢO TUẦN 8
Hội nghị Thống nhất tổ chức phụ nữ hai miền Nam Bắc: Phong trào "Người phụ nữc mới xây dựng đất nước" TW Hội LHPN Việt Nam trong thời kỳ đổi mới:
Từ ngày 10-12/6/1976, Hội nghị Thống nhất tổ chức phụ nữ hai miền Nam Bắc được triệu tập tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong 3 ngày làm việc, Hội nghị đã quyết định những vấn đề quan trọng sau:
- Tên Hội: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
- Cơ quan lãnh đạo Trung ương Hội là hợp nhất hai Ban chấp hành Trung ương hai miền, gồm 114 uỷ viên; Ban Thường vụ Trung ương Hội gồm 30 uỷ viên; Bà Nguyễn Thị Thập làm Chủ tịch danh dự; Bà Hà Thị Quế làm Chủ tịch Hội; Bà Nguyễn Thị Định làm Phó Chủ tịch thứ nhất và Phó chủ tịch gồm các bà: Lê Thị Xuyến, Nguyễn Thị Được, Hà Giang, Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Thị Minh Nhã, Nguyễn Thị Bình, Vũ Thị Chín, Phan Thanh Vân.
- Điều lệ Hội: Trước mắt vẫn sử dụng Điều lệ Hội riêng của hai miền cho tới khi tổ chức Đại hội Phụ nữ toàn quốc.
- Cờ và Huy hiệu Hội: Lấy cờ và huy hiệu của Hội LHPN Việt Nam
- Các cơ quan tuyên truyền giáo dục của Hội là: Báo phụ nữ Việt Nam, Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam, Giờ phát thanh Phụ nữ trên Đài tiếng nói Việt Nam, xây dựng một Trường đào tạo cán bộ dài hạn và một Trường bồi dưỡng cán bộ ngắn hắn.
- Quyết định sớm tổ chức Đại hội Phụ nữ toàn quốc để xác định phương hướng, nhiệm vụ phong trào phụ nữ trong giai đoạn mới.
Hội nghị Thống nhất tổ chức phụ nữ hai miền Nam Bắc đề ra 6 nhiệm vụ công tác trước mắt của Hội LHPN Việt Nam.
Một là phát huy sức mạnh tổng hợp của việc thống nhất tổ chức Hội, đoàn kết, động viên tổ chức lực lượng phụ nữ trong cả nước, dấy lên một khí thế cách mạng sối nổi thi đua lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, xây dựng chủ nghĩa xã hội, hướng mọi sức lực vào việc hoàn thành vượt mức và toàn diện kế hoạch Nhà nước 1976, làm đà cho việc hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm (1976-1980).
Hai là phát động cao trào phụ nữ tham gia cải tạo xã hội chủ nghĩa và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở đó, nâng cao giác ngộ cách mạng, nâng cao trình độ năng lực thực hiện quyền bình đẳng làm chủ tập thể của phụ nữ trong quản lý sản xuất, quản lý kinh tế.
Ba là giáo dục và xây dựng người phụ nữ xã hội chủ nghĩa thực sự phát huy được sức mạnh làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ bản thân, xây dựng gia đình văn hóa mới: dân chủ, bình đẳng, hòa thuận, tiến bộ và hạnh phúc.
Bốn là chăm lo quyền lợi, đời sống, sức khỏe của phụ nữ.
Năm là tăng cường đoàn kết với phụ nữ các nước đấu tranh cho hòa bình, độc lập, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, cho quyền lợi của phụ nữ, trẻ em, đặc biệt chú ý xây dựng mối quan hệ mật thiết với phụ nữ hai nước Lào và Campuchia.
Sáu là, chú trọng công tác xây dựng tổ chức Hội, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cải tiến chỉ đạo, chuyển mạnh phương thức hoạt động của Hội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ nặng nề của giai đoạn mới.
Sau khi hợp nhất hai tổ chức Hội, từ năm 1976 đến năm 1985, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã phát động những phong trào: "Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc"; "Xây dựng gia đình văn hóa mới"; "Nuôi con khỏe, dạy con ngoan"; "Phụ nữ tham gia cải tạo xã hội chủ nghĩa"; "Đỡ đầu con thương binh, liệt sĩ".
Trong đó, nổi bật nhất là phong trào "Người phụ nữ mới xây dựng đất nước" với khẩu hiệu "Giỏi việc nước, đảm việc nhà, thực hiện nam nữ bình đẳng" nhằm động viên các tầng lớp phụ nữ phấn đấu vươn lên mạnh mẽ, phát huy vai trò làm chủ tập thể, tích cực tham gia phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa, lao động sản xuất tiết kiệm hoàn thành thắng lợi kế hoạch Nhà nước 5 năm; Xây dựng người phụ nữ mới, đẩy mạnh việc chăm lo quyền lợi đời sống phụ nữ trẻ em. Phong trào đề ra 3 yêu cầu lớn: Đẩy mạnh lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Chính Phủ; tích cực học tập nâng cao trình độ, đoàn kết yêu thương nhau cùng tiến bộ; tổ chức tốt gia đình, nuôi dạy con theo 5 điều Bác Hồ dạy.
Ngay từ đầu, phong trào đã nhận được sự ủng hộ của các cấp, các ngành, các địa phương và hội viên, phụ nữ cả nước. Phong trào "Người phụ nữ mới xây dựng đất nước" đáp ứng kịp thời yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ đặc biệt cấp bách nên được các cấp ủy Đảng ủng hộ, các tầng lớp phụ nữ trong cả nước tích cực hưởng ứng.
Vào đâu năm 1978, trước tình hình chiến tranh biên giới Tây – Nam xảy ra, hàng nghìn phụ nữ và trẻ em bị tàn sát trong các cuộc tấn công vào các vùng Ba Chúc (An Giang), Sa Mát (Tây Ninh) của bọn phản động Pôn Pốt, nhân dân Việt Nam chưa kịp hàn gắn vết thương chiến tranh đã buộc phải đối phó với một cuộc chiến tranh mới; TW Hội quyết định đổi tên phong trào "Người phụ nữ mới xây dựng đất nước" thành "Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc". Phong trào bổ sung thêm nội dung phục vụ chiến đấu, nhằm động viên và phát huy cao nhất vai trò, khả năng làm chủ tập thể của phụ nữ trong sự nghiệp cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng xã hội mới, xây dựng đất nước giàu mạnh, củng cố quốc phòng vững chãi, chiến dẫu và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, hoản thành thắng lợi kế hoạch Nhà nước 5 năm 1976-1980, rèn luyện xây dựng người phụ nữ mới, chăm lo thiết thực quyền lợi phụ nữ và trẻ em.
Năm 1979, để kịp thời phát huy những nhân tố mới trong phong trào "Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc", TW Hội LHPN Việt Nam ra chỉ thị về Học tập tấm gương chiến đấu dũng cảm của liệt sĩ Hoàng Thị Hồng Chiêm trong các cấp Hội. Hoàng Thị Hồng Chiêm là nữ chiến sĩ bám chốt ở đồn Pò Hèn (Quảng Ninh), 3 lần bị thương không rời trận địa, diệt địch đến viên đạn cuối cùng. Chị đã hy sinh anh dũng trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc.
Hưởng ứng phong trào cán bộ, hội viên, phụ nữ trong cả nước sôi nổi thi đua lao động sản xuất và công tác với những hoạt động thiết thực như xây dựng những con đường, quầy hàng mang tên Hồng Chiêm, kết nạp Hồng Chiêm làm hội viên danh dự, làm thêm việc của Hồng Chiêm...
Bước vào thời kỳ Đổi mới, đời sống của các tầng lớp phụ nữ mặc dù đã được cải thiện nhưng còn nhiều khó khăn: một bộ phận đáng kể phụ nữ không có hoặc không đủ việc làm, thu nhập thấp, nhiều chị em phải làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, sức khỏe giảm sút, phụ nữ bị phân biệt đối xử, là nạn nhân của các tệ nạn xã hội như: mại dâm, nghiện hút, cờ bạc, mê tín dị đoan... một bộ phận phụ nữ giảm sút lòng tin, sa vào lối sống thực dụng, ích kỷ, vi phạm pháp luật ...
Chính vì thế , nhu cầu cấp thiết của đa số phụ nữ lúc đó chính là nhu cầu có việc làm với mức thu nhập ổn định, nhu cầu chăm sóc sức khỏe... Cùng với bước tiến của quá trình đổi mới, nhu cầu của phụ nữ cũng không ngừng phát triển: nhu cầu việc làm với mức thu nhập tăng, nhu cầu học nghề, tạo việc làm, có thu nhập, có tích lũy, thành đạt trong nghề nghiệp... nhu cầu được nâng cao trình độ, nâng cao nhận thức, nâng cao đời sống tinh thần, nhu cầu được giao lưu văn hóa, nhu cầu du lịch, làm đẹp, thể dục thể thao, tín ngưỡng tôn giáo, tham gia các hoạt động xã hội ...
Vì quyền lợi chính đáng của phụ nữ, vì sự phát triển của phong trào phụ nữ, cũng chính vì sự phát triển chung của đất nước, với chức năng và trách nhiệm của Hội – là nòng cốt trong phong trào phụ nữ, yêu cầu đối với Hội là phải đổi mới toàn diện nội dung, phương thức hoạt động của Hội LHPN Việt Nam, bỏ những cái sai, lạc hậu, giữ lại duy trì và phát huy những cái tốt; những cáu đúng nhưng chưa hiệu quả, chưa làm tốt thì cần phải thay đổi để tổ chức cho hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển.
Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ VI (1987) xác định phải chuyển mạnh hoạt động thiết thực của Hội xuống cơ sở, địa bàn dân cư, đi sâu vào từng đối tượng, vận động giáo dục phụ nữ; tập trung mọi hoạt động của Hội vào việc đấu tranh thực hiện các chính sách xã hội và chăm lo đời sống mọi mặt của phụ nữ. Năm 1989, xuất phát từ yêu cầu thực tế, TW Hội LHPN Việt Nam đã ra Chỉ thị số 21/CT ngày 28/02/1989 về phát động hai cuộc vận động: "Nuôi dạy con tốt; góp phần hạn chế trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học"; "Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế" nhằm phát huy vai trò tiềm năng của các tầng lớp phụ nữ thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, nhằm động viên phụ nữ hỗ trợ nhau phát triển kinh tế gia đình, một thành phần quan trọng của nền kinh tế quốc dân mà phụ nữ có vai trò góp phần giải quyết việc làm cho phụ nữ, tăng thu nhập cho gia đình, tăng sản phẩm cho xã hội. Đồng thời, nâng cao kiến thức bảo vệ sức khỏe cho bà mẹ trẻ em, góp phần giải quyết trình trạng suy dinh dưỡng, bỏ học ở trẻ nhỏ. Thông qua đó chăm sóc xây dựng người phụ nữ tiến bộ, thực hiện quyền làm chủ, bình đẳng của phụ nữ trong tham gia quản lý Nhà nước và tổ chức cuộc sống gia đình; củng cố tổ chức Hội, đởi mới nội dung, phương thức hoạt động gắn liền giáo dục chính trị với chăm lo lợi ích thiết thực của phụ nữ.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn