Kết quả tuần thứ tư Cuộc thi tìm hiểu 90 năm lịch sử Hội

11:07 | 01/06/2020;
Cuộc thi "Tìm hiểu 90 năm lịch sử hình thành và phát triển của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam" trên Cổng thông tin điện tử của Hội và trên Báo Phụ nữ Việt Nam từ tháng 5/2020. Trong tuần thi thứ tư (từ 10h00 ngày 25/5/2020 đến 9h00 ngày 01/6/2020), đã có 36152 lượt dự thi và 600 lượt trả lời đúng cả 9 câu hỏi nội dung.

Ban Tổ chức Cuộc thi xin chúc mừng các cá nhân sau đây đạt giải trong tuần thứ tư cuộc thi "Tìm hiểu 90 năm lịch sử hình thành và phát triển của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam".

01 Giải Nhất:

Nguyễn Thanh Mai – Điện thoại: xxxxxx6928 – Tỉnh: Đắk Lắk – Dự đoán người trả lời đúng: 600 – Thời gian tham gia: 11:24:20 | 25/05/2020

02 Giải Nhì

Phan Thị Thu Thủy– Điện thoại: xxxxxx0036 – Thành phố: Hà Nội- Dự đoán người trả lời đúng: 589  – Thời gian tham gia: 16:42:21 | 25/05/2020

Lê Trương Hoài Thương–Điện thoại: xxxxxx6111– Tỉnh: Khánh Hòa- Dự đoán số người trả lời đúng: 611 – Thời gian tham gia: 09:20:11 | 29/05/2020

03 Giải Ba

Hoàng Thị Huyên– Điện thoại: xxxxxx5274 – Thành phố: Hà Nội - Dự đoán số người trả lời đúng: 582 – Thời gian tham gia: 16:36:03 | 25/05/2020

Trần Thị Thanh Vi– Điện thoại: xxxxxx6352 – Tỉnh: Bình Phước- Dự đoán số người trả lời đúng: 576 – Thời gian tham gia: 13:34:54 | 25/05/2020

Nguyễn Thị Lan Phương– Điện thoại: xxxxxx2282 - Thành phố: Hà Nội - Dự đoán số người trả lời đúng: 576 – Thời gian tham gia: 21:16:38 | 28/05/2020.

Đề nghị người trúng giải gửi ảnh chụp chứng minh thư nhân dân cho Ban Tổ chức để xác nhận trong vòng 24h sau khi công bố giải thưởng. Giải thưởng sẽ được trao khi kết thúc lần thi của tuần cuối tháng.

Chi tiết xin liên hệ với Đ/c Phạm Bình Minh, chuyên viên Ban Tuyên giáo, TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Số điện thoại: 0243.9720041/ 0962.374.676 Email: minhphamussh@gmail.com

Ban Tổ chức xin công bố đáp án của tuần 4:

Câu 1. Các nhiệm vụ trọng tâm của các cấp Hội trong giai đoạn đầu kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1955)?

Đáp án: Phương án d. Cả 3 phương án trên

Câu 2. Trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ , Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chú trọng phát triển vững mạnh tổ chức Hội ở vùng nông thôn vì các lý do?

Đáp án: Phương án d. Phương án a và b

Câu 3. "Toàn thể nhân dân Việt Nam, cũng như Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tin rằng Đại hội này phản ánh được đầy đủ và sâu sắc những đức tính tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam và của dân tộc Việt Nam và nhớ đó thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa phong trào của phụ nữ ở miền Bắc cũng như toàn quốc, góp phần to lớn hơn nữa vào sự nghiệp xây dựng miền Bắc và công cuộc đấu tranh để củng cố hòa bình và thống nhất nước nhà trên cơ sở của Hiệp định Giơnevơ" là câu nói của Thủ tướng Phạm Văn Đồng tại Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ mấy?

Đáp áp: Phương án a. Lần thứ hai

Câu 4. Đại hội Phụ nữ lần thứ hai diễn ra vào năm nào?

Đáp áp: Phương án a. 1956

Câu 5. Tại Đại hội Phụ nữ lần thứ hai, đã xác định hoạt động của phong trào phụ nữ và các cấp Hội ở hai miền Nam Bắc như thế nào?

Đáp án: Phương án d. Phương án a và b

Câu 6. Đại hội Phụ nữ lần thứ II đã đề ra bao nhiêu nhiệm vụ và chương trình hoạt động cho Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam?

Đáp án: Phương án b. 6 nhiệm vụ, 5 chương trình hành động

Câu 7. Chương trình hoạt động thứ nhất mà Đại hội Phụ nữ lần thứ 2 đặt ra là?

Đáp án. Phương án d. Đoàn kết phụ nữ toàn quốc để cùng toàn dân phấn đấu xây dựng nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ

Câu 8. Trong giai đoạn 1956-1960, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tập trung tham gia góp ý, xây dựng bộ Luật nào?

Đáp án: Phương án c. Luật Hôn nhân và Gia đình

Câu 9. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia xây dựng Luật Hôn nhân gia đình có ý nghĩa?

Đáp áp: Phương án d. Phương án a và b

THÔNG TIN THAM KHẢO TUẦN 4

1. Trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cuộc đấu tranh đòi Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ thống nhất đất nước, tổ chức và động viên hội viên, phụ nữ tham gia học bổ túc văn hóa và vận động phụ nữ tham gia xây dựng và tổ chức sản xuất trong các tổ đổi công, vần công là những hoạt động trọng tâm và mang tính tập thể của các cấp Hội Phụ nữ.

Một số hoạt động nổi bật của phụ nữ thời kỳ này là đấu tranh chống chính quyền Mỹ - Diệm đàn áp, khủng bố những người chiến sĩ, những người yêu nước ở miền Nam ở miền Bắc; các cuộc mít tinh, tuần hành, gửi đơn tố cáo lên Uỷ ban quốc tế về quá trình chống phá Hiệp địch hoà bình của đối phương ở miền Nam; tổ chức hàng ngàn lớp bổ túc văn hóa vào buổi tối;...

Trong phong trào đổi công, Hội LHPN Việt Nam đã chỉ đạo các cấp Hội động viên phụ nữ nông thôn tích cực tham gia phong trào đổi công để khắc phục những khó khăn mà phụ nữ gặp phải như bận con mọn, bị chồng ngăn cản và thành kiến nam nữ… đã bước đầu giải phóng sức lao động của phụ nữ.

Từ ngày 26-31/5/1956, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra Đại hội Đại biểu phụ nữ Việt Nam lần thứ II nhiệm kỳ 1956-1961. Đại hội Phụ nữ lần thứ II diễn ra trong điều kiện cả nước cùng thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà, mở ra thời kỳ mới trong tổ chức và hoạt động của Hội LHPN Việt Nam.

Tại Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ II, có 425 đại biểu đại diện cho mọi tầng lớp phụ nữ ở các khu, tỉnh, thành miền Bắc; các đoàn đại biểu phụ nữ quốc tế khách mời của Đại hội: Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ Quốc tế, Hội Phụ nữ Liên Xô, Trung Quốc, Lào, Cộng hoà Dân chủ Đức.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng thay mặt Đảng và Chính phụ đến chúc mừng Đại hội.

Đại hội đã tiến hành tổng kết thành tích của phong trào Phụ nữ trong kháng chiến chống Pháp và đề ra nhiệm vụ của Hội trong giai đoạn mới của cách mạng.

Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ II đã tổng kết những thành tích của phong trào phụ nữ trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đề ra 6 nhiệm vụ va trong nhiệm kỳ (1956-1961)

1. Đoàn kết thật rộng rãi mọi tầng lớp phụ nữ yêu nước, yêu hoà bình trong toàn quốc, xây dựng mặt trận phụ nữ rộng lớn và mạnh mẽ để tích cực tham gia đấu tranh đòi thi hành đẩy đủ mọi điều khoản của Hiệp định Giơ-ne-vơ, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ bằng phương pháp hoà bình, theo tinh thần của bản cương lĩnh Mặt trần Tổ quốc Việt Nam.

2. Huy động mọi lực lượng phụ nữ miền Bắc cùng với nhân dân ra sức củng cố miền Bắc thật vững mạnh nhằm củng cố chính quyền nhân dân, khôi phục và phát triển kinh tế, phát triển văn hoá, tạo điều kiên nâng cao đời sống phụ nữ để tăng cường lực lượng đấu tranh của toàn dân.

3. Tích cực đẩy mạnh cuộc đấu tranh, cải thiện đời sống, đòi quyền tự do dân chủ, chống khủng bố đàn áp, giết hại phụ nữ và nhi đồng ở miền Nam và cùng với các giới đồng bào, toàn thể phụ nữ Việt Nam kiên quyết đấu tranh đòi nhà cầm quyền miền Nam hiệp thương với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà bàn về tổng tuyển cử trong toàn quân và đòi lập lại quan hệ bình thường Bắc – Nam

4. Phát triển hơn nữa các công tác văn hoá, xã hội nhằm cải thiện đời sống phụ nữ và nhi đồng, nâng cao trình độ văn hoá của chị em. Đấu tranh một cách tích cực để xoá bỏ những tệ nận còn lại của xã hội cũ khinh rẻ và hạn chế sự tiến bộ của chị em để bảo vệ quyền lợi vè mọi mặt của phụ nữ, bảo vệ sức khoẻ và việc học tập của con trẻ.

5. Chú trọng bồi dưỡng chị em về trình độ chính trị, khoa học kỹ thuật… để đào tạo cán bộ phụ nữ tham gia mọi ngành hoạt động xã hội, tiến tới thực hiện đầy đủ khẩu hiệu nam nữ bình đẳng.

6. Mở rộng sự hợp tác quốc tế, góp sức vào việc thúc đẩy phong trào phụ nữ thế giới càng ngày càng lớn mạnh, siết chặt đoàn kết hữu nghĩ với các nước bạn, đặc biệt tăng cường hợp tác với các Á Phi để góp phần bảo vệ hoà bình Đông Nam Á và thể giới, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và nhi đồng.

Đại hội thông qua Báo cáo, Chương trình, Nghị quyết, Tuyên ngôn, Điều lệ sửa đổi của Hội LHPN Việt Nam và cũng đề ra 5 Chương trình hoạt động nhiệm kỳ 1956 - 1961:

- Đoàn kết phụ nữ toàn quốc để cùng toàn dân phấn đấu xây dựng nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh;

- Thực hiện nam nữ bình đẳng, giải phóng hoàn toàn phụ nữ;

- Nâng cao trình độ chính trị, văn hoá cho phụ nữ

- Mở rộng các hoạt động xã hội để nâng cao đời sống của phụ nữ và nhi đồng

- Đấu tranh bảo vệ hoà bình thế giới

Đại hội đã bầu tra Ban chấp hành Trung ương gồm 50 uỷ viên, Ban Thường trực Trung ương Hội gồm 13 uỷ viên. Đồng chí Nguyễn Thị Thập được bầu làm Hội trưởng và 5 Phó Hội trưởng là Lê Thị Xuyến, Hoàng Thị Ái, Nguyễn Thị Thục Viên, Bùi Thị Cẩm, Hà Thị Quế.

2. Trong những năm 1956-1960, một trong những hoạt động nổi bật của Hội là tập trung tham gia xây dựng Luật Hôn nhân và Gia đình. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, với các chức năng của Hội, từ giữa năm 1956, Trung ương Hội đã cử nhiều đoàn cán bộ cùng với Bộ Tư pháp đi khảo sát thực tế ở một số địa phương. Vào thời gian này, hiện tượng tảo hôn, đa thê và những biểu hiện gia trưởng trong gia đình, việc đánh đập và coi rẻ thân phận phụ nữ còn phổ biến nhiều nơi. Trên cơ sở đó, Hôi chủ động kiến nghị với Đảng và Nhà nước về nội dung bộ luật mới phải đảm bảo cho phụ nữ thực sự được hưởng bình đẳng và bình quyền.

Quá trình tham gia của Hội LHPN Việt Nam vào việc xây dựng Luật Hôn nhân và Gia đình có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Là một lực lương quan trọng trọng, chiếm số đông trong xã hội nên ý kiến của hội viên, phụ nữ thông qua các cấp Hội đã mang tính dân nguyện thực sự. Mặt khác, phụ nữ là người hơn ai hết hiểu muôn mặt tình cảnh hôn nhân trong gia đình nên ý kiến của phụ nữ có tính khách quan và đầy đủ tính nhân văn. Chính vì thế, đóng góp vào dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình của Hội LHPN Việt Na đã góp phần để Quốc hội quyết định những nội dung cơ bản của bộ Luật.

Sau khi có quyết định của Quốc hội, ngày 13-1-1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh ban hành Luật Hôn nhân và Gia đình. Đây là một sự kiện chính trị có ý nghĩa hết sức quan trọng đánh đấu bước phát triển mới trong việc thực hiện nhiệm vụ giải phóng phụ nữ, thực hiện nguyên tắc nam nữ bình quyền.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn