Một số người bị nhiễm virus Covid-19 cho biết giọng của họ bị khàn đi - liệu đây có phải là triệu chứng mới của Covid-19 hay không?
Sau gần hai năm sống với đại dịch toàn cầu, việc xuất hiện những dấu hiệu bất thường sẽ khiến nhiều người băn khoăn và tự hỏi đó phải chăng là dấu hiệu nhiễm virus SARS-CoV-2. Và, trong khi biểu hiện ho, mất vị giác hay khứu giác sẽ tạo ra một số dấu hiệu đỏ (red flags), một số thì rơi vào vùng xám (gray zone). Khàn giọng cũng là một biểu hiện trong số đó.
Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) cho biết, khàn giọng là sự thay đổi bất thường ở giọng nói, nghe như hơi thở và trầm khàn, thấp hơn so với âm vực thông thường; đồng thời cổ họng của bạn cũng có thể cảm thấy ngứa ngáy.
Khàn giọng thường là một triệu chứng của các vấn đề sức khỏe liên quan tới các dây thanh quản.
Có một số dữ liệu cho thấy Covid-19 có thể dẫn tới khàn giọng. Một nghiên cứu nhỏ được công bố trên Tạp chí Journal of Voice (1) vào tháng 3 năm 2021 cho thấy 70 trong số 160 bệnh nhân mắc Covid-19 gặp chứng Rối loạn giọng nói (dysphonia). Hội chứng này bao gồm việc khó khăn trong nói chuyện, bao gồm cả khàn giọng.
Đọc thêm:
8 bí kíp giúp giữ gìn giọng nói, bảo vệ thanh quản
Ù tai có phải dấu hiệu nhiễm Covid-19 hay không?
Mức độ nghiêm trọng của hội chứng này được đánh giá là từ nhẹ tới trung bình ở 69 bệnh nhân. Nhưng nó kéo dài hơn hai tuần ở 33 người trong số họ và hơn một tháng ở 11 người tham gia nghiên cứu.
Điều quan trọng là phải nói trước rằng, khàn giọng không phải là triệu chứng duy nhất khi mắc Covid-19. Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Amesh A. Adalja, MD, học giả cấp cao tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins ở Maryland, nói với Health rằng: "Việc virus đường hô hấp gây khàn giọng cho người bệnh là rất phổ biến. Đây cũng không phải là một triệu chứng gì đó cụ thể đối với Covid-19 mà là một diễn tiên chung của nhiều bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên".
TS.Adaja cũng nói thêm rằng, các nhiễm trùng đường hô hấp trên bao gồm cả Covid-19 có thể gây đau họng. Đây là kết quả của việc dây thanh âm bị viêm hoặc việc bị chảy nước mũi sau, từ đó dẫn tới những thay đổi trong giọng nói.
"Ho - một triệu chứng chính của Covid-19 chắc chắc cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm ở thanh quản và dẫn tới khàn giọng", William Schaffner, MD, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và giáo sư tại Trường Y Đại học Vanderbilt cho biết.
Đặc biệt, khi dây thanh quản bị viêm sẽ có biểu hiện sưng từ đó ảnh hưởng tới cao độ của giọng nói và khiến giọng nói của bạn bị khàn hơn so với thông thường. Hiểu một cách đơn giản, thì bất kì một tình trạng viêm nào diễn ra ở dây thanh quản cũng có thể dẫn tới khàn giọng.
Tiến sĩ Mehdizadeh, tại Trung tâm y tế Providence Saint John ở Santa Monica, California, nếu bạn gặp trường hợp COVID-19 nghiêm trọng hơn và được điều trị bằng steroid dexamethasone, bạn có thể bị trào ngược axit, gây kích ứng cổ họng và dẫn đến khàn giọng. Ông chỉ ra: “Steroid nói chung có thể gây ra trào ngược axit.
Tuy nhiên, cuối cùng, hầu hết các yếu tố có thể gây khàn giọng này đều có khả năng phát triển sau khi bạn phát hiện ra những triệu chứng khác của Covid-19. Nói cách khác, khàn giọng đột ngột không có khả năng là triệu chứng Covid-19 ban đầu.
TS Schaffner khuyên rằng, nếu giọng nói của bạn bỗng nhiên khàn hơn thì đừng ngay lập tức cho rằng bạn đã nhiễm Covid-19 trừ khi bạn có thêm các triệu chứng nhiễm Covid-19 khác TẠI ĐÂY.
Nếu tình cơ bị khàn giọng và không đi kèm với đau nhức, khó thở hay sưng tấy một cách rõ rằng thì tốt nhất hãy cố gắng uống đủ nước và hạn chế nói chuyện nhiều nhất có thể để dây thanh âm được nghỉ ngơi, tránh làm tổn thương hoặc tăng nặng tình trạng ở dây thanh quản.
Mặt khác, nếu bạn khàn giọng kéo dài trên hai tuần và không có lý do rõ ràng, tốt nhất hãy tìm tới các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn rõ ràng hơn.
Nguồn dịch: https://www.health.com/condition/infectious-diseases/coronavirus/is-hoarseness-symptom-of-covid
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn