Theo báo cáo giám sát của Tổ chức Y tế Thế giới, tình trạng kháng kháng sinh đang diễn ra khắp mọi nơi và bất kỳ ai, ở trong mọi lứa tuổi đều có thể bị ảnh hưởng. Nguyên nhân chính dẫn đến các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh đang gia tăng là do thói quen sử dụng kháng sinh sai cách.
Đề kháng kháng sinh là khả năng vi sinh vật như: vi trùng, virus và cả một số loại ký sinh trùng khác sẽ làm ngăn chặn tác dụng của một loại thuốc chống lại nó như: thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus và thuốc chống sốt rét,...
Hậu quả của đề kháng kháng sinh là gì, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nghiên cứu y tế khi các phương pháp điều trị chuẩn, được áp dụng bất ngờ không còn hiệu quả khi các vi sinh vật gây bệnh vẫn tiếp tục tồn tại trong cơ thể con người và lây lan sang những người khác.
Đề kháng kháng sinh không đồng nghĩa với việc cơ thể có thể chống lại tác dụng của kháng sinh mà hiện tượng kháng kháng sinh chỉ xảy ra khi mầm bệnh, vi khuẩn có khả năng chống lại thuốc kháng sinh khiến thuốc kháng sinh không còn ngăn chặn hoặc tiêu diệt được sự phát triển của chúng trong cơ thể con người khiến chúng vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển.
Các chủng vi khuẩn mới có thể kháng thuốc kháng sinh một cách tự nhiên hoặc cũng có thể kháng thuốc nhờ đột biến gen hay tiếp nhận loại gen kháng thuốc tư các loài vi khuẩn khác.
Các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh khiến quá trình điều trị của bệnh nhân gặp nhiều khó khăn - Ảnh minh họa
Thực tế, việc sinh ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh khiến cho quá trình điều trị bệnh nhân gặp nhiều khó khăn hơn. Việc nhiễm khuẩn do vi khuẩn khiến bác sĩ phải tìm và sử dụng các loại thuốc kháng sinh thay thế, đối với các loại thay thế thường sẽ có độc tính cao hơn khiến bệnh nhân phải điều trị, nằm viện lâu hơn, mệt mỏi, chị nhiều tác dụng phụ và gây ta tốn kém chi phí y tế hơn loại thuốc kháng sinh thông thường được dùng.
Bản chất không một ai có thể hoàn toàn tránh được tình trạng kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn mới ngay cả đối với kỹ thuật hiện đại trong y khoa như hỗ trợ tim, phổi, lọc máu hay cấy ghép đều phải phụ thuộc vào khả năng chống lại vi khuẩn gây bệnh của kháng sinh.
Dù cố gắng, nỗ lực để phát triển kháng sinh mới, tuy nhiên tình trạng kháng kháng sinh là điều không thể tránh khỏi. Thậm chí, kháng kháng sinh tiếp tục tiếp diễn còn nhanh chóng hơn, phức tạp hơn khiến y học ngày càng phải chạy đua để sản xuất ra các loại mới thay thế kháng sinh cũ đã bị đề kháng kháng sinh.
Kháng thuốc xảy ra khi sinh vật được tiếp xúc với một kháng sinh, đa số các sinh vật sẽ chết nhưng lại để lại vi khuẩn đề kháng với kháng sinh. Do đó, tình trạng đề kháng của vi khuẩn sẽ truyền lại đối với các thế hệ sau của chúng.
- Thói quen sử dụng kháng sinh không thích hợp sẽ là nguyên nhân làm thúc đẩy sự gia tăng sự phát triển của vi khuẩn khiến tình trạng kháng thuốc tăng cao.
- Sử dụng thuốc kháng sinh không đúng liều, quá liều, sử dụng sai cách đều làm tăng nặng hơn tình trạng kháng thuốc.
- Bắt buộc phải sử dụng kháng sinh theo kê đơn của bác sĩ, dược sĩ và người có kiến thức y tế, trong ngành để đưa ra quy chuẩn, liều lượng kháng sinh thích hợp.
- Không ít các hệ thống kiểm chuẩn đảm bảo chất lượng thuốc kháng sinh vẫn còn yếu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của những loại thuốc kháng sinh không đảm bảo chất lượng khiến người bệnh không nhận được nồng độ đúng chuẩn tạo điều kiện cho tình trạng kháng kháng sinh xảy ra.
Sử dụng thuốc kháng sinh không rõ nguồn gốc, không theo lộ trình điều trị làm gia tăng tỷ lệ kháng kháng sinh - Ảnh minh họa
- Sử dụng thuốc kháng sinh không theo lộ trình được điều trị do nguồn cung cấp kháng sinh không đủ hoặc sử dụng bằng các loại thuốc thay thế không đạt chuẩn.
Kháng kháng sinh trong chăn nuôi gia súc thúc đẩy sự tăng trưởng và ngăn ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, điều này có thể là nguyên nhân khiến vi sinh vật kháng thuốc tồn tại và lây sang con người.
Khi phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn kém là nguyên nhân làm tăng sự lây lan của các vi khuẩn kháng thuốc. Khi bệnh nhân nhập viện là một trong những hồ chứa chính của vi sinh vật kháng thuốc, bệnh nhân sẽ mang mầm bệnh kháng thuốc ấy hoạt động và làm lây nhiễm đối với người xung quanh.
Các hệ thống giám sát sự xuất hiện của các căn bệnh như: lao, HIV kháng thuốc được cải thiện, nhưng có rất ít mạng lưới được thành lập và thu thập các du liệu, đưa ra các báo cáo về đề kháng kháng sinh.
Thiếu cơ sở xét nghiệm để xác định chính xác các vi sinh vật kháng thuốc, vì thế khả năng phát hiện sự xuất hiện của vi sinh vật kháng thuốc muộn dẫn đến tình trạng xử lý chậm, hành động không kịp thời.
Đa số khi kháng sinh cũ bị kháng kháng sinh khiến các loại thuốc kháng vi khuẩn, virus không còn đạt hiệu quả. Trong khi đó, cơ sở y tế, đầu tư, nghiên cứu để phát triển các loại thuốc kháng sinh mới lại mất nhiều thời gian, tiền của gây ảnh hưởng và đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của con người.
- Sử dụng kháng sinh đúng liều, đúng lượng, đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
- Không lạm dụng và lập tức sử dụng thuốc kháng sinh khi bị cảm lạnh, cảm cúm. Đối với những bệnh cảm lạnh, cảm cúm thông thường nên chờ tự khỏi, nếu thấy tình trạng bệnh nặng hơn hãy lập tức thăm khám bác sĩ để nhận hướng dẫn điều trị kịp thời.
Kháng kháng sinh xảy ra do tình trạng lạm dụng thuốc quá lớn. Vì thế, để hạn chế tình trạng trên cần lưu ý những điều sau:
- Kháng sinh chỉ có tác dụng đối với vi khuẩn, bản chất kháng sinh không phải là thuốc điều trị các bệnh do virus gây ra như: cảm lạnh, cảm cúm thông thường.
- Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi thật sự cần và do bác sĩ chỉ định kê đơn.
- Đối với những bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh, tuyệt đối phải thuân thủ theo đơn của bác sĩ yêu cầu, không tự ý dừng uống thuốc dù tình trạng bệnh thuyên giảm.
- Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh.
- Một loại kháng sinh chỉ có tác dụng đối với một số loại vi khuẩn nhất định, cần sử dụng kháng sinh phù hợp với vi khuẩn gây bệnh không sử dụng sai thuốc.
- Tuyệt đối không chia sẻ thuốc kháng sinh đối với người thân hay bạn bè, đồng nghiệp.
- Thường xuyên vệ sinh tay, ăn uống sạch sẽ tránh tiếp xúc với người bị bệnh và nhớ tiêm phòng vắc xin đầy đủ để bảo vệ sức khỏe.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn