Tham gia Hội thi có 8 đội đến từ các xã, thị trấn; mỗi đội có 7-10 người là thành viên các mô hình "Địa chỉ an toàn". Các đội trải qua 3 phần thi, gồm: Phần thi chào hỏi - Giới thiệu đội thi bằng hình thức thơ, ca, hò, vè, tiểu phẩm.
Phần thi thuyết trình - Thể hiện kỹ năng thuyết trình, tuyên truyền về các nội dung thường gặp trong quá trình triển khai phong trào thi đua; các cuộc vận động, các nội dung hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình khi đến tạm lánh tại điạ chỉ an toàn, xóa bỏ định kiến giới, phòng chống bạo lực gia đình, xâm hại phụ nữ và trẻ em, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, xây dựng môi trường sống cho phụ nữ và trẻ em.
Phần thi kỹ năng xử lý tình huống - Các đội lựa chọn tiểu phẩm theo các thể loại kịch ngắn, trích đoạn, chèo, tuồng, cải lương, thể hiện nội dung liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình, hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình, định kiến giới...
Qua Hội thi nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến giới, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Qua Hội thi cũng góp phần xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em, thực hiện hiệu quả Cuộc vận động "Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững". Đồng thời là dịp để các mô hình "Địa chỉ an toàn" nâng cao kỹ năng, đổi mới cách thức tuyên truyền; tạo cơ hội cho các mô hình địa chỉ an toàn được giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong tổ chức các hoạt động truyền thông tại cơ sở.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn