Khôi phục làng nghề mây tre đan, cải thiện đời sống cho phụ nữ Khmer tại Sóc Trăng

23:43 | 10/09/2024;
Nghề mây tre đan tại Sóc Trăng được phụ nữ dân tộc Khmer kế thừa và phát triển qua nhiều thế hệ, giúp nhiều hộ có nguồn thu nhập ổn định, vượt qua khó nghèo, vươn lên trong cuộc sống.

Làng nghề đan đát ấp Phước Quới, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, từ lâu được biết đến không chỉ là ngành nghề mang tính truyền thống mà đã trở thành một nét văn hóa riêng của bà con đồng bào dân tộc Khmer, bởi tính kế thừa và phát triển qua nhiều thế hệ. 

Chính từ làng nghề này đã giúp nhiều hộ có nguồn thu nhập ổn định, vượt qua khó nghèo, vươn lên trong cuộc sống. 

Khôi phục làng nghề, du lịch cộng đồng, cải thiện đời sống cho phụ nữ Khmer tại Sóc Trăng- Ảnh 1.

Nghệ nhân Trương Thị Bạch Thủy - nghệ nhân cấp quốc gia - là người đã góp phần không nhỏ trong việc khôi phục và phát triển làng nghề đan lát của người dân tộc tại địa phương.

Khôi phục làng nghề, du lịch cộng đồng, cải thiện đời sống cho phụ nữ Khmer tại Sóc Trăng- Ảnh 2.

Là người con đời thứ 3 theo nghề cho đến nay hơn 27 năm, chị Bạch Thủy mong muốn giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tạo công ăn việc làm cho phụ nữ dân tộc Khmer tại địa phương. “Điều tôi vui và hạnh phúc là liên kết tạo công ăn việc làm cho hơn 137 hộ gia đình có công ăn việc làm, giúp chị em hội viên phụ nữ trong xã và vùng lân cận có thu nhập bình quân hàng tháng từ 4 - 5 triệu đồng”, chị Bạch Thủy chia sẻ.

Khôi phục làng nghề, du lịch cộng đồng, cải thiện đời sống cho phụ nữ Khmer tại Sóc Trăng- Ảnh 3.

Hiện tại HTX mây tre đan Thủy Tuyết của chị Thủy đã có trên 700 sản phẩm cung ứng cho thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu. Ngoài sản xuất các mặt hàng tiêu dùng truyền thống như rổ, rá, mê bồ, nơm, lồng bàn, nôi, bàn ghế…,  hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống cũng được ra đời tương tự nhưng với phiên bản thu nhỏ dùng để trang trí, rất được khách hàng ưa chuộng và hiện có mặt tại thị trường Châu Âu.

Khôi phục làng nghề, du lịch cộng đồng, cải thiện đời sống cho phụ nữ Khmer tại Sóc Trăng- Ảnh 4.

Ngoài thu mua sản phẩm cho bà con trong làng nghề, chị Thủy còn kết nối, thu mua sản phẩm ở các địa bàn lân cận, trực tiếp hướng dẫn nhiều lớp dạy nghề về đan đát cho các địa phương trong tỉnh.

Khôi phục làng nghề, du lịch cộng đồng, cải thiện đời sống cho phụ nữ Khmer tại Sóc Trăng- Ảnh 5.

Với lượng hàng hóa cung ứng ra thị trường trong và ngoài tỉnh, cơ sở của chị đã giải quyết việc làm cho các lao động từ bà con trong làng nghề cho đến làm việc tại cơ sở, góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội địa phương. Hơn hết là bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống vốn đang dần mai một theo năm tháng.

Khôi phục làng nghề, du lịch cộng đồng, cải thiện đời sống cho phụ nữ Khmer tại Sóc Trăng- Ảnh 6.

Nghề đan mây tre đã giúp người dân địa phương có việc làm ổn định, không phải chịu cảnh tha phương cầu thực như trước đây

Khôi phục làng nghề, du lịch cộng đồng, cải thiện đời sống cho phụ nữ Khmer tại Sóc Trăng- Ảnh 7.

Để chuyển giao kiến thức cho lớp trẻ, chị Thủy đã mở thêm mô hình du lịch cộng đồng, để du khách tham quan, trải nghiệm làng nghề mây tre đan truyền thống, góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Khôi phục làng nghề, du lịch cộng đồng, cải thiện đời sống cho phụ nữ Khmer tại Sóc Trăng- Ảnh 8.
Khôi phục làng nghề, du lịch cộng đồng, cải thiện đời sống cho phụ nữ Khmer tại Sóc Trăng- Ảnh 9.
Khôi phục làng nghề, du lịch cộng đồng, cải thiện đời sống cho phụ nữ Khmer tại Sóc Trăng- Ảnh 10.
Khôi phục làng nghề, du lịch cộng đồng, cải thiện đời sống cho phụ nữ Khmer tại Sóc Trăng- Ảnh 11.

Các bạn trẻ trải nghiệm đan mây tre truyền thống

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn