Ông Đỗ Đức Quân, Phó Tổng Cục trưởng Cục Năng lượng (Bộ Công Thương), cho biết, thời gian qua nhiều báo đưa tin về việc 'siêu dự án thủy điện' trên sông Hồng là hoàn toàn chưa chính xác. "Đó không phải dự án thủy điện, mà là dự án giao thông thủy” - ông Quân khẳng định.
Cụ thể, đây là dự án giao thông thủy xuyên Á. Vì là dự án giao thông thuỷ nên có thể làm đập, âu thuyền để dâng nước lên cho tàu thuyền đi từ Việt Trì lên Lào Cai và các tỉnh biên giới phía Bắc, nối sang Trung Quốc. Khi đầu tư dự án giao thông này có đập, âu thuyền dâng nước lên thì có cột nước, nên cũng có thể kết hợp làm thuỷ điện. Tuy nhiên, với dự án tổng 6-7 đập thuỷ điện công suất 200 MW là dự án thuỷ điện nhỏ, vai trò trong hệ thống điện không đáng kể.
Cụ thể, đây là dự án giao thông thủy xuyên Á. Vì là dự án giao thông thuỷ nên có thể làm đập, âu thuyền để dâng nước lên cho tàu thuyền đi từ Việt Trì lên Lào Cai và các tỉnh biên giới phía Bắc, nối sang Trung Quốc. Khi đầu tư dự án giao thông này có đập, âu thuyền dâng nước lên thì có cột nước, nên cũng có thể kết hợp làm thuỷ điện. Tuy nhiên, với dự án tổng 6-7 đập thuỷ điện công suất 200 MW là dự án thuỷ điện nhỏ, vai trò trong hệ thống điện không đáng kể.
Hiện dự án này mới chỉ là đề xuất sơ bộ, chưa được nghiên cứu kỹ về lưu lượng nước, chế độ vận hành, công suất.
Phủ nhận thông tin có 'siêu dự án thủy điện' trên sông Hồng |
Ông Quân cho biết, Bộ Công thương đã nhắc nhở chủ đầu tư về vấn đề môi trường, xã hội, đất đai… cần phải được nghiên cứu kỹ trong dự án này.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định: "Chúng ta đã phải trả giá về môi trường khi phát triển ồ ạt thuỷ điện. Vì thế, không làm nhà máy thuỷ điện bằng mọi giá mà phải rất lưu ý, tính toán cẩn trọng trong đánh giá tác động tới môi trường, đời sống người dân".
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định: "Chúng ta đã phải trả giá về môi trường khi phát triển ồ ạt thuỷ điện. Vì thế, không làm nhà máy thuỷ điện bằng mọi giá mà phải rất lưu ý, tính toán cẩn trọng trong đánh giá tác động tới môi trường, đời sống người dân".
Trước đó, Bộ Kế hoạch & Đầu tư có văn bản đề nghị Thủ tướng xem xét, thông qua chủ trương đầu tư dự án giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng kết hợp thủy điện. Tuyến giao thông thủy này kéo dài từ Hà Nội lên phía bắc và xuôi xuống phía biển, nhằm tăng cường giao lưu thương mại, vận tải xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Vân Nam (Trung Quốc). Dự án sẽ bao gồm việc nạo vét 288km đường sông và được đề xuất thực hiện theo dạng hợp đồng BOO (Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh). Tổng vốn đầu tư dự kiến lên tới trên 1,1 tỷ USD (khoảng 24.500 tỷ đồng).