Mỗi người sẽ có cách phản ứng với nhiệt độ khác nhau. Trong một số trường hợp thì nhiệt độ nóng bức có thể gây ra chứng không dung nạp nhiệt. Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ thì điều này xảy ra khi cơ thể bạn trở nên quá nóng với sự gia tăng nhiệt độ trong môi trường xung quanh (1).
Trong các trường hợp khác nghiêm trọng hơn, nhiệt độ quá cao cũng có thể dẫn tới các bệnh khác như chuột rút cho nóng bức, kiệt sức do nhiệt hay đột quỵ mùa hè.
Erik D. Axene, MD, bác sĩ cấp cứu tại Envision Healthcare cho biết: "Cơ thể chúng ta phản ứng rất kém với thời tiết nóng bởi cơ thể con người không được tạo ra để chịu được nhiệt độ cao mà chỉ chấp nhận được mức nhiệt độ ổn định được gọi là homeotherms. Vì lý do này mà hệ thống điều tiết cơ thể của chúng ta luôn phải duy trì nhiệt độ ổn định khoảng 98,6oF (~37oC). Hệ thống điều tiết nhiệt này có thể bị ảnh hưởng hoặc cản trở bởi tình trạng sức khỏe hoặc yếu tố môi trường".
Dưới đây là một số thông tin liên quan tới tình trạng không dung nạp nhiệt đối với người có nguy cơ cao gặp phải cũng như cách điều trị và phòng ngừa.
Chantel Strachan, MD, bác sĩ nội khoa tại Trung tâm Y tế Irving thuộc Đại học Columbia cho biết, một dấu hiệu không dung nạp nhiệt phổ biến là tăng tiết mồ hôi từ trung bình tới cực độ.
- Tăng tiết mồ hôi bao gồm cả không ra mồ hôi đủ khi nóng
- Cảm thấy rất nóng mặc dù nhiệt độ môi trường ở mức vừa phải còn những người xung quanh ở cùng môi trường thì không
- Cảm giác lâng lâng
- Mệt mỏi kiệt sức
- Thở nhanh, thở gấp
- Tăng nhịp tim
- Buồn nôn
- Đau đầu
- Thay đổi cảm xúc, tâm trạng khi thời tiết chuyển nóng.
Tất nhiên là những triệu chứng kể trên cũng có thể là dấu hiệu y tế của một bệnh lý khác, tốt hơn hết là bạn nên nói chuyện với bác sĩ để khẳng định chắc chắn các dấu hiệu mà bạn đang gặp phải có nguyên nhân là gì.
Có một số lý do khác nhau giải thích tại sao một người nào đó có thể nhạy cảm hơn với nhiệt, khiến họ không chịu được nóng. Những nguyên nhân có thể bao gồm:
- Sử dụng amphetamine (những thuốc kích thích thần kinh trung ương và gây hưng phấn các triệu chứng bao gồm mê sảng, cao huyết áp, động kinh,...) hoặc các chất kích thích khác
- Bị lo âu trầm cảm, rối loạn xử lý cảm giác
- Người đang trong thời kỳ mãn kinh
- Cường giáp hoặc các rối loạn nội tiết liên quan tới hormone thyroxine khác. Sự dư thừa hormone này có thể gây ra sự tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể khiến thân nhiệt cũng trở nên cao hơn, phổ biến là bệnh Graves
Theo Tiến sĩ Strachan và Tiến sĩ Bhuyan, có một số yếu tố nguy cơ khác cũng có thể khiến bạn dễ bị nhiệt miệng hơn chẳng hạn như:
- Trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi
- Người có thói quen ít vận động hoặc từng trải qua các tình trạng y tế có ảnh hưởng tới não và tủy sống chẳng hạn như chấn thương tại tủy sống có thể gây ra tình trạng tăng nhạy cảm với nhiệt độ
- Một số bệnh như tiểu đường, đa xơ cứng cũng có thể dẫn tới rối loạn điều hòa thân nhiệt
Ngoài tình trạng sức khỏe và thói quen, Tiến sĩ Axene nói rằng việc ở lâu trong khí hậu nóng với độ ẩm quá cao hoặc quá thấp, ở độ cao lớn hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời kéo dài có thể khiến một người mắc chứng không dung nạp nhiệt. Điều này đặc biệt đúng nếu một người không mặc quần áo thích hợp khi thời tiết nóng bức hoặc không uống đủ nước.
Tiến sĩ Axene nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lắng nghe cơ thể chính là chìa khóa khi gặp chứng không dung nạp nhiệt hay các bệnh có liên quan tới nhiệt độ khác. Bạn cần chuẩn bị sẵn sàng cho việc tiếp xúc với nhiệt độ nóng hơn.
Nếu như bạn đang ở trong môi trường quá nóng, để ngăn ngừa các trường hợp khẩn cấp bạn nên uống nhiều nước, giữ cho cơ thể thoải mái và hạn chế thời gian tiếp xúc với nắng nóng. Ngoài ra, bạn cần mặc quần áo rộng rãi, sáng màu, hạn chế rượu bia; nên sử dụng các thiết bị giúp hạ nhiệt như điều hòa, quạt mát hay túi chườm lạnh.
Một điều khác cần lưu ý: Nếu bạn mắc một số bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ không dung nạp nhiệt, tốt nhất bạn nên nói chuyện với bác sĩ về những thay đổi có thể xảy ra với lối sống hoặc liên quan đến thuốc mà bạn có thể thực hiện để giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
Mấu chốt của việc phòng ngừa chứng không dung nạp nhiệt chính là giữ cho cơ chế điều hòa thân nhiệt hoạt động "trơn tru". Điều này phụ thuộc vào:
- Duy trì trọng lượng cơ thể
- Duy trì thói quen tập thể dục, vận động tùy theo thể trạng của cơ thể
- Hạn chế hoặc bỏ rượu bia, các chất kích thích khác
- Ổn định và kiểm soát tốt lượng đường huyết
- Uống nhiều nước, phòng tránh nguy cơ mất nước vào mùa hè.
Tóm lại, chứng không dung nạp nhiệt có thể gây ra nhiều phiền toái cho cơ thể, vì thế mà bạn cần có những biện pháp quản lý sức khỏe tốt để ổn định thân nhiệt khi thời tiết nắng nóng gay gắt trở lại.
Nguồn dịch: What Is Heat Intolerance? Here's Why You May Be More Sensitive to Hot Weather Than Others
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn