Không ngờ các đồ vật tầm thường lại tạo ra sản phẩm vượt trội

10:04 | 06/07/2018;
Mỗi đồ vật được tạo ra vì một mục đích nhất định. Nhiều khi, các vật dụng bình thường khi ở trong tay các nhà khoa học lại luôn được họ tìm ra những ứng dụng không thể ngờ tới...

Ánh sáng mặt trời tạo ra nhiên liệu lỏng

Chúng ta đều biết rằng ánh sáng mặt trời có thể tạo ra điện năng nhờ sử dụng các tấm năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, các nhà khoa học còn muốn sử dụng ánh sáng mặt trời để tạo ra nhiên liệu lỏng có thể chạy động cơ ô tô. 

mattroi.jpg
Chúng ta đều biết rằng ánh sáng mặt trời có thể tạo ra điện năng nhờ sử dụng các tấm năng lượng mặt trời.

 

Các nhà khoa học tại đại học Harvard đã chế tạo một hệ thống sử dụng ánh sáng mặt trời để tạo ra điện và phân tách nước thành các thành phần nguyên tố hydro và oxy. Sau đó sử dụng một loại vi khuẩn để chuyển đổi hai nguyên tố này thành isopropanol, một dạng nhiên liệu lỏng. Hạn chế duy nhất hiện nay là hiệu suất của quá trình này còn rất thấp, nhưng nó có triển vọng ứng dụng rất lớn trong tương lai.

Khoai tây dùng làm pin

Nghe có vẻ khó tin, nhưng các nhà khoa học đã tạo ra những cục pin bằng khoai tây. Một củ khoai tây có thể thắp sáng được một bóng đèn LED, đủ cho một căn phòng trong một tháng. 

khoaitay.jpg
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, một củ khoai tây luộc trong vòng 8 phút, sau đó cắt thành các khoanh và rắc muối ở giữa có thể tạo thành môi trường di chuyển cho các electron và có thể sạc và dùng như một cục pin.

 

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, một củ khoai tây sau khi luộc trong vòng 8 phút, sau đó cắt thành các khoanh và rắc muối ở giữa có thể tạo thành môi trường di chuyển cho các electron và có thể sạc và dùng như một cục pin. Mặc dù hiệu năng của nó chưa thực sự cao, nhưng có thể áp dụng tại các nước đang phát triển.

Cát đi vệ sinh của mèo dùng để hấp thụ chất phóng xạ

Các loại cát dùng để cho mèo đi vệ sinh có thành phần chính là đất sét siêu thấm, có thể hút nước tiểu của bọn mèo. Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn phát hiện ra nó có thể hấp thụ và ngăn chặn cả chất phóng xạ. Do đó, việc xử lý các chất thải phóng xạ gây ô nhiễm môi trường thay vì được chôn dưới đất hay cất giữ trong các container đôi, giờ đây họ có thể xử lý bằng cách phủ bên ngoài bởi một lớp cát vệ sinh của mèo. 

catmeo.jpg
Các nhà khoa học còn phát hiện ra cát đi vệ sinh của mèo có thể hấp thụ và ngăn chặn cả chất phóng xạ.

 

Túi nilon có thể tạo ra nhiên liệu

Túi nilon là mối đe dọa đến môi trường của Trái đất, vì nó phải mất tới 20 năm để có thể phân hủy hết. Để han chế ảnh hưởng của túi nilon, các nhà khoa học đã cố gắng tìm ra cách tái chế để tận dụng nguồn túi nilon xả ra trên thế giới.

Và họ đã thành công trong việc tạo ra nhiên liệu diesel từ túi nilon, tạo ra cả khí đốt tự nhiên, xăng, dầu động cơ. Do các loại túi nhựa đều được tạo ra từ dầu mỏ, cho nên nó có thể khôi phục lại với hiệu suất khoảng 80%.

Phấn rôm giúp nghiên cứu tác hại của núi lửa 

Núi lửa là một trong những thảm họa tự nhiên đáng sợ, tuy nhiên số người chết phần lớn không phải vì dung nham nóng chảy mà là vì khói và bụi từ vụ phun trào tràn ngập không khí. Để giảm bớt các thiệt hại khi núi lửa phun trào, các nhà khoa học phải hiểu rõ cơ chế hoạt động của nó. 

phanrom.jpg
Với phấn rôm, các nhà khoa học có thể mô phỏng lại chính xác một vụ phun trào núi lửa sẽ xảy ra như thế nào.

 

Và với phấn rôm, các nhà khoa học có thể mô phỏng lại chính xác một vụ phun trào núi lửa sẽ xảy ra như thế nào. Phấn rôm cũng khá giống với bụi từ miệng núi lửa, từ kích thước hạt li ti cho đến tác hại làm chúng ta khó thở khi hít trực tiếp. Từ việc nghiên cứu với phấn rôm, các nhà khoa học có thể tìm ra cách hạn chế tác hại của tro bụi núi lửa.

 Sử dụng kim tuyến để chế tạo kính thiên văn

NASA đang trong quá trình xây dựng một chiếc kính thiên văn lớn nhất trong lịch sử để thay thế kính Hubble. Tuy nhiên do kích thước của nó là quá lớn, nên việc đưa chiếc kính thiên văn này lên quỹ đạo Trái đất là điều rất khó khăn.

 

kimtuyen.jpg
Các nhà khoa học của NASA đã tìm ra một biện pháp có thể giải quyết vấn đề này. Đó là thay vì sử dụng một tấm kính khổng lồ, họ sẽ sử dụng một đám mây kim tuyến để phản xạ ánh sáng.

 

Các nhà khoa học của NASA đã tìm ra một biện pháp có thể giải quyết vấn đề này. Đó là thay vì sử dụng một tấm kính khổng lồ, họ sẽ sử dụng một đám mây kim tuyến để phản xạ ánh sáng. Với chi phí và khối lượng chỉ bằng một phần nhỏ so với thấu kính tiêu chuẩn, nhưng nó có chức năng tương tự. Đây thực sự là một dự án mang tính cách mạng nếu các nhà khoa học có thể biến nó thành hiện thực.

Băng vệ sinh phát hiện chất thải độc hại

Ở các thành phố lớn và khu công nghiệp, các hệ thống xử lý chất thải thường rất tốn kém. Trong đó, bắt buộc phải có một thiết bị phát hiện chất thải độc hại. Phương pháp xác định các chất độc hại trong hệ thống thoát nước trước đây là sử dụng loại cáp đặc biệt có giá 13 USD một mét.

Do đó sẽ rất tốn kém để lắp đặt các thiết bị này cho tất cả hệ thống thoát nước của một thành phố. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây cho thấy rằng, băng vệ sinh có thể thay thế các thiết bị này. Nó có thể hấp thụ các chất thải độc hại, mà sau đó các nhà khoa học sẽ phát hiện dấu hiệu của các chất này nếu có dưới ánh sáng tia UV.

Đây sẽ là phương pháp hiệu quả với chi phí rất thấp để tìm ra những nơi có nguồn nước bị ô nhiễm. Nó cũng có thể được áp dụng tại mọi nơi mà không cần xây dựng hay lắp đặt hệ thống đắt tiền nào.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn