Bà Nguyễn Thị Thu Hồng cho biết: Từ khi có Nghị quyết 11-NQ/TW và Chiến lược quốc gia này, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thành lập Tổ Công tác cán bộ nữ do đồng chí Ủy viên Thường vụ - Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy làm tổ trưởng; các huyện ủy, thị ủy, thành ủy và đảng ủy trực thuộc cũng thành lập tổ công tác nữ hoặc bộ phận phụ trách công tác này. Hàng năm, Tổ công tác cán bộ nữ các cấp đều tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động của Tổ, đồng thời sớm giải quyết các kiến nghị, đề xuất về công tác nữ. Ngoài ra, Tỉnh ủy đã phê duyệt và giao cho Hội LHPN tỉnh thực hiện đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội chuẩn các chức danh”.
Nguyễn Thị Thu Hồng, Ủy viên BCH TƯ Hội LHPNVN, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Bình Dương |
Trong công tác quy hoạch cán bộ theo nhiệm kỳ của cấp ủy các cấp, tỉ lệ nữ được đưa vào quy hoạch ngày càng tăng. Ngoài chính sách, chế độ chung của Nhà nước, nhiều đơn vị, cơ quan hỗ trợ để phụ nữ tham gia học tập, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ... Chính quyền các cấp luôn tạo điều kiện về kinh phí để thực hiện các đề án, chương trình hỗ trợ phụ nữ như: Giáo dục bà mẹ nuôi dạy con tốt; Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước; Tuyên truyền, phổ biến Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống tệ nạn mại dâm; Chương trình phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em...
PV: Tỉnh Bình Dương là địa phương tập trung khá nhiều doanh nghiệp hoạt động. Vai trò của các cấp Hội trong việc giúp đỡ chị em xây dựng mô hình kinh doanh cũng như tôn vinh các nữ doanh nhân ra sao, thưa bà?
Bà Nguyễn Thị Thu Hồng: Tham gia chương trình xóa đói giảm nghèo do tỉnh Bình Dương và TƯ Hội phát động, các cấp Hội trong tỉnh đã nhận ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội và tín chấp với các ngân hàng thương mại, huy động tiền tiết kiệm trên 86 tỉ đồng, giúp vốn cho hàng nghìn phụ nữ sản xuất, kinh doanh. Trong gần 20 năm, đã có 43.540 lượt hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được các cấp Hội nhận đỡ đầu. Hàng nghìn phụ nữ sau khi được cấp vốn đã xây dựng gia đình mình thành doanh nghiệp vừa và nhỏ, mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế trang trại, xây dựng các cơ sở chế biến thủy hải sản, phát triển kinh doanh dịch vụ nông sản thực phẩm, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thích ứng dần với kinh tế thị trường, vươn lên làm giàu chính đáng.
Gian hàng trưng bày tại “Triển lãm hình ảnh hoạt động Hội và các sản phẩm sáng tạo, khéo tay của phụ nữ tỉnh Bình Dương” |
Đặc biệt, nhiều phụ nữ trở thành những điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh được công nhận danh hiệu cao quý do bộ, ngành, Trung ương khen tặng như: Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam; Phụ nữ tài năng; cúp Bông Hồng vàng; cúp Thánh Gióng; doanh nhân tiêu biểu như: Chị Nguyễn Lệ Hằng - Giám đốc Ginemex, Nguyễn Thị Cúc - Chủ nhiệm HTX Mây tre lá Ba Nhất, Đào Thị Thanh Nguyên - nguyên Tổng giám đốc công ty xuất nhập khẩu Thanh Lễ, Đặng Thị Kim Oanh - Tổng Giám đốc Công ty BĐS Kim Oanh... Mặt khác, các cấp Hội còn xây dựng được 1.275 mô hình phụ nữ làm kinh tế giỏi.
Con số ấn tượng nhiệm kỳ 2011-2016 Trên 80 tỉ đồng là số tiền đã nhận được sự hỗ trợ cho phong trào Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình; Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ, Chương trình Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo. Trên 148 tỉ đồng là số tiền mà các cấp Hội đã vận động được 131.515 hội viên tham gia các mô hình tiết kiệm, thông qua 2.701 tổ, vượt 90% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XI đề ra. |