Tôi nghĩ mỗi con người sinh ra có một khả năng khác nhau, có những mối quan tâm khác nhau.
Tôi xin kể một câu chuyện vui này để làm ví dụ: Hôm đó, tại Viện Toán chúng tôi có hỗ trợ để các bạn sinh viên tổ chức một cuộc thi toán mô hình dành cho học sinh. Tôi về hơi muộn và tham gia buổi chấm điểm cuối cùng về một bài toán trồng cây và tưới cây.
Tôi thấy một điều rất vui: Có những đội rất giỏi toán, các bạn yêu toán thì không quan tâm đến cây và việc tưới cây mà thích chứng minh được rằng phương án của mình là chặt chẽ nhất về mặt toán học.
Tôi thấy một điều rất vui: Có những đội rất giỏi toán, các bạn yêu toán thì không quan tâm đến cây và việc tưới cây mà thích chứng minh được rằng phương án của mình là chặt chẽ nhất về mặt toán học.
Câu chuyện tuyển sinh đại học là tàn dư của xã hội phong kiến - tư tưởng say sưa bằng cấp. Ảnh: Internet
Trong khi đó, có những nhóm khác thì rõ ràng sự chuẩn bị và khả năng toán học không bằng những nhóm kia nhưng đầu óc rất thực tế, thật sự quan tâm đến cây và việc tưới nước. Các bạn đưa ra phương án có thể lời giải không phải là hoàn hảo về mặt toán học nhưng rất thú vị về quan điểm trồng cây và tưới cây.
Qua câu chuyện này, tôi nghĩ rằng giá trị con người không thể chỉ đánh giá bằng một chỉ tiêu như giỏi toán hay viết văn giỏi bởi cuộc sống cần rất nhiều mặt khác nhau. Tôi nghĩ rằng nền giáo dục mà chúng ta cần hướng tới là một nền giáo dục đa dạng để đứa trẻ nào cũng được phát triển, thể hiện được khả năng của mình.
Về câu chuyện tuyển sinh đại học, có lẽ tàn dư của xã hội phong kiến là tư tưởng say sưa bằng cấp, dẫn đến tất cả mọi người đều mong muốn vào đại học, có bằng đại học. Điều này dẫn tới nhiều hệ lụy khác nhau.