Kiểm soát và sống chung với bệnh hen suyễn

10:20 | 10/03/2020;
Các triệu chứng của bệnh hen suyễn có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, bệnh nhân cần xây dựng một kế hoạch chi tiết để sống chung với bệnh hen suyễn.

Bệnh hen suyễn là một căn bệnh mãn tính nên triệu chứng của bệnh thường có xu hướng kéo dài. Do đó, bệnh sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống người bệnh. Vậy làm thế nào để có thể sống chung với bệnh hen suyễn trong một thời gian dài? Cùng đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên trong bài viết sau.

1. Kiểm soát bệnh hen suyễn

Bệnh hen suyễn được kiểm soát là khi nó không can thiệp vào cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Đồng thời, nó cũng sẽ không ngăn chặn hay làm ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường khác. Chẳng hạn như:

- Người bệnh sẽ có thể ngủ qua đêm mà không có triệu chứng.

- Các triệu chứng của bệnh hen suyễn xuất hiện ít hoặc không có vào ban ngày.

- Người bệnh có thể vận động mà không cần dùng đến thuốc giảm đau.

Nhưng nếu các vấn đề trên không được đáp ứng, bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ của mình. Bởi đó là dấu hiệu cho thấy bệnh hen suyễn đang không được kiểm soát đúng mức. Các bác sĩ sẽ đưa ra cho bệnh nhân một số giải pháp để sống chung với bệnh hen suyễn. Ví dụ như tránh các tác nhân gây ra cơn hen hoặc sử dụng thuốc đúng cách. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng sẽ được tư vấn về cách xử lý với các tình huống khẩn cấp.

2. Những yếu tố giúp bệnh nhân sống chung với bệnh hen suyễn

Sống chung với bệnh hen suyễn là điều không hề dễ dàng. Nó yêu cầu bệnh nhân và bác sĩ phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau, đặc biệt là trong việc tự chăm sóc tại nhà. Để có thể sống chung với bệnh hen suyễn, bệnh nhân cần lưu ý các vấn đề sau đây:

- Xây dựng kế hoạch hành động với bệnh hen suyễn

Kế hoạch này khá giống với nhật ký theo dõi tình trạng bệnh. Kế hoạch sẽ bao gồm các thông tin về triệu chứng, thuốc đang sử dụng và triển vọng điều trị. Ngoài ra, đây cũng là cơ sở để bác sĩ điều chỉnh phương pháp điều trị khi cần thiết.

- Sử dụng ống hít đúng cách

Bệnh nhân nên giữ ống hít bên cạnh mình trong bất cứ trường hợp nào. Đồng thời, bệnh nhân cũng cần học cách sử dụng ống hít và cách đưa thuốc vào trong khoang mũi.

Ảnh 2.

- Theo dõi bệnh hen suyễn bằng máy đo lưu lượng đỉnh

Đây là thiết bị quan trọng giúp theo dõi sự hiệu quả của quá trình điều trị. Bởi máy đo lưu lượng đỉnh sẽ giúp kiểm tra khả năng đẩy khí ra khỏi phổi của bệnh nhân.

- Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố kích thích cơn hen

Người bệnh hen suyễn cần xác định các yếu tố gây ra cơn hen của mình. Chẳng hạn như phấn hoa, khói bụi, nấm mốc, lông động vật, khói thuốc lá, thực phẩm… Khi đã xác định được, bệnh nhân nên tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với các yếu tố này.

- Giữ môi trường sống luôn sạch sẽ

Thường xuyên vệ sinh môi trường sống là cách đơn giản nhất để cải thiện các cơn hen. Bởi khi vệ sinh, khói bụi nấm mốc hay những tác nhân kích thích cơn hen sẽ được loại bỏ.

- Duy trì cân nặng khỏe mạnh

Những người thừa cân, béo phì có thể gặp nhiều triệu chứng hen suyễn hơn so với người bình thường. Do đó, bệnh nhân nên ăn uống hợp lý và thường xuyên vận động để có cân nặng khỏe mạnh.

- Thận trọng khi luyện tập thể dục

Tập thể dục là thói quen tốt dành cho người bệnh hen suyễn. Bởi không chỉ tăng cường sức khỏe, tập luyện còn giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lựa chọn các môn tập luyện phù hợp và tránh các vận động mạnh. Đồng thời, bệnh nhân cũng nên dùng thuốc trước khi tập và tránh luyện tập vào những ngày trời lạnh.

- Giữ độ ẩm ở mức phù hợp

Độ ẩm quá cao hoặc quá thấp đều không tốt cho người bệnh hen suyễn. Do đó, bệnh nhân nên duy trì độ ẩm trong nhà ở mức vừa phải, từ 40 đến 50%.

- Ăn uống đủ chất

Chế độ ăn uống phù hợp là một trong những biện pháp giúp cải thiện bệnh hen suyễn. Bệnh nhân hen suyễn thường được khuyên phải ăn uống đúng giờ và đủ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần tránh các loại thực phẩm gây dị ứng hoặc đồ ăn chế biến sẵn.


Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn