Công ty TNHH URC Hà Nội đã bị phạt gần 5,9 tỉ đồng và bị buộc tiêu hủy các lô C2 và Rồng Đỏ nhiễm chì. Cụ thể: lô trà xanh hương chanh C2 (lô sản xuất ngày 4-2-2016, hạn sử dụng 4-2-2017) và lô nước tăng lực Rồng Đỏ hương dâu (sản xuất ngày 10-11-2015, hạn sử dụng 10-8-2016).
Tuy nhiên, công ty này đã bán hai lô sản phẩm này với tổng trị gần 3,9 tỉ đồng không thu hồi được, tương đương khoảng 1 triệu chai C2 và Rồng Đỏ nhiễm chì đã tiêu thụ hết trên thị trường.
Luật sư Vũ Thái Hà, Giám đốc Công ty Luật TNHH YouMe cho rằng, về lý, người tiêu dùng có quyền khởi kiện nhà sản xuất để bảo vệ quyền lợi của mình trong trường hợp đã uống phải nước giải khát nhiễm chì.
"Khoản 7 Điều 8 Luật Bảo vệ người tiêu dùng quy định, người tiêu dùng có quyền: Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật Bảo vệ người tiêu dùng và các quy định khác của pháp luật có liên quan" - Luật sư Hà cho hay.
Tuy nhiên, công ty này đã bán hai lô sản phẩm này với tổng trị gần 3,9 tỉ đồng không thu hồi được, tương đương khoảng 1 triệu chai C2 và Rồng Đỏ nhiễm chì đã tiêu thụ hết trên thị trường.
Luật sư Vũ Thái Hà, Giám đốc Công ty Luật TNHH YouMe cho rằng, về lý, người tiêu dùng có quyền khởi kiện nhà sản xuất để bảo vệ quyền lợi của mình trong trường hợp đã uống phải nước giải khát nhiễm chì.
"Khoản 7 Điều 8 Luật Bảo vệ người tiêu dùng quy định, người tiêu dùng có quyền: Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật Bảo vệ người tiêu dùng và các quy định khác của pháp luật có liên quan" - Luật sư Hà cho hay.
Tuy nhiên, cũng theo luật sư Hà, để có căn cứ cho việc khởi kiện, người tiêu dùng phải chứng minh được việc mình đã mua sản phẩm của nhà sản xuất và bị thiệt hại từ việc mua sản phẩm. Trên thực tế, việc chứng minh này không dễ bởi người tiêu dùng đa số mua nước giải khát tại các cơ sở kinh doanh nhỏ, lẻ không có hóa đơn chứng từ. Trường hợp này, người tiêu dùng cần thu thập chứng cứ để chứng minh việc mình đã mua những chai nước này ở đâu, thời gian nào, đã uống hay chưa uống, có thiệt hại về sức khỏe hay không.
Việc kiểm tra sức khỏe tại các cơ sở y tế về hàm lượng chì trong cơ thể do sử dụng các sản phẩm nước giải khát của URC là cần thiết để chứng minh thiệt hại do sử dụng sản phẩm tới người tiêu dùng và làm căn cứ để yêu cầu nhà sản xuất bồi thường thiệt hại.
Với doanh nghiệp, đại lý, nhà hàng mua sản phẩm của URC để kinh doanh cũng là đối tượng có quyền khởi kiện nhà sản xuất. Việc chứng minh thiệt hại của họ dễ dàng hơn so với người tiêu dùng cá nhân do họ có hóa đơn, chứng từ mua hàng đầy đủ. Những doanh nghiệp này có thể kiện URC vì họ bị mất uy tín với người tiêu dùng, doanh thu giảm. Tuy nhiên, họ cũng phải chứng minh được điều này trước cơ quan pháp luật.
Theo nguyên tắc, việc bồi thường thiệt hại phải dựa trên mối quan hệ nhân quả, tức là người tiêu dùng cần chứng minh được là do uống nước C2 hay Rồng đỏ với mức chì quá ngưỡng cho phép, dẫn đến hệ quả xảy ra các căn bệnh không mong muốn.
Việc kiểm tra sức khỏe tại các cơ sở y tế về hàm lượng chì trong cơ thể do sử dụng các sản phẩm nước giải khát của URC là cần thiết để chứng minh thiệt hại do sử dụng sản phẩm tới người tiêu dùng và làm căn cứ để yêu cầu nhà sản xuất bồi thường thiệt hại.
Với doanh nghiệp, đại lý, nhà hàng mua sản phẩm của URC để kinh doanh cũng là đối tượng có quyền khởi kiện nhà sản xuất. Việc chứng minh thiệt hại của họ dễ dàng hơn so với người tiêu dùng cá nhân do họ có hóa đơn, chứng từ mua hàng đầy đủ. Những doanh nghiệp này có thể kiện URC vì họ bị mất uy tín với người tiêu dùng, doanh thu giảm. Tuy nhiên, họ cũng phải chứng minh được điều này trước cơ quan pháp luật.
Uống nước nhiễm chì, người tiêu dùng 'kiện củ khoai' |
GS Nguyễn Thị Dụ, nguyên Chủ tịch Hội Chống độc Việt Nam, nguyên Giám đốc Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai - cho biết, khi uống phải nước giải khát bị nhiễm chì thì hàm lượng chì trong cơ thể sẽ ở ngưỡng 10 mcg/dL – 20 mcg/dL - đây chưa phải là mức nhiễm chì cao nên cơ thể sẽ không có triệu chứng gì cả, nhưng dù có nhẹ thì cũng làm suy giảm trí nhớ, nhất là đối với trẻ em. Tại Mỹ, người ta quy định, chỉ số chì là trên 5 mcg/dL được coi là nhiễm độc chì.
Hiện ở Việt Nam, chỉ khi ngộ độc chì nặng thì mới dùng thuốc thải chì, còn nếu nhẹ thì chỉ điều chỉnh chế độ thực phẩm, môi trường sinh hoạt.
Để xét nghiệm chì trong cơ thể, xét nghiệm máu thông thường chưa đủ mà phải làm xét nghiệm phức tạp, rất đắt tiền. Nếu cần thiết có thể làm xét nghiệm này ở Viện Hóa học. Nếu làm xét nghiệm cho 1 trường hợp sẽ tốn kém nhưng nếu 10 người hay 100 người thì chi phí sẽ rẻ hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, GS Dụ cho rằng, cái khó ở nước ta là hiện nay mức độ chì trong nguồn nước, thực phẩm và không khí chưa kiểm soát được nên để xác định một người bị nhiễm chì do uống nước giải khát là rất phức tạp, đòi hỏi có nhiều cơ sở, căn cứ, bằng chứng.
Về phía Công ty TNHH URC, Luật sư Vũ Thái Hà có lời khuyên với: "Sự thiếu chặt chẽ trong cơ chế bảo vệ người tiêu dùng tại Việt Nam hiện nay đã tránh cho URC khỏi những trách nhiệm còn lớn hơn rất nhiều trong vụ việc lần này. Động thái tốt nhất của URC không có gì khác hơn ngoài việc xin lỗi công khai và thực hiện nghiêm túc việc bồi thường cho người tiêu dùng".
Về phía Công ty TNHH URC, Luật sư Vũ Thái Hà có lời khuyên với: "Sự thiếu chặt chẽ trong cơ chế bảo vệ người tiêu dùng tại Việt Nam hiện nay đã tránh cho URC khỏi những trách nhiệm còn lớn hơn rất nhiều trong vụ việc lần này. Động thái tốt nhất của URC không có gì khác hơn ngoài việc xin lỗi công khai và thực hiện nghiêm túc việc bồi thường cho người tiêu dùng".