Loại kính này dùng cho các bề mặt ưa nước, hoặc vật dụng đòi hỏi độ chính xác cao như thấu kính quang học chẳng hạn.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature Communications của Đức. Theo nghiên cứu, loại kính này không cần nhiều năng lượng để sản xuất như hầu hết các loại kính truyền thống.
Khi nghiên cứu một phân tử dipeptit có 2 gốc phenylalanine, các nhà khoa học đã vô tình phát hiện việc trộn nó với nước sẽ tạo ra một loại thủy tinh siêu phân tử vô định hình, có khả năng tự lắp ráp khi nước bay hơi ở nhiệt độ phòng.
Quá trình tự lắp ráp peptit để tạo ra các vật liệu có cấu trúc tinh thể như các nghiên cứu trước đây lại không trong suốt nên không giống với thủy tinh. Còn sản phẩm mới nói trên lại trong suốt, giống kính truyền thống, vừa dễ sản xuất, nhanh, lại có chi phí rẻ và có dải ứng dụng rộng.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn