Ngày 1/7, UBND tỉnh Quảng Ninh xác nhận, trên đia bàn tỉnh vừa có thêm 1 bệnh nhân tử vong do do chó dại cắn. Cụ thể, ngày 18/6, bệnh nhân N.T.T. (35 tuổi, xã Đông Ngũ, huyện Tiên Yên, Quảng Ninh) đã bị chó dại cắn. Sau đó, bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, tê mỏi tay chân, sau có nôn nhiều, sợ nước, sợ ánh sáng, co giật và tăng tiết nước bọt nên gia đình đưa đến BV cấp cứu.
Dù đã được cấp cứu, nhưng đến ngày 29/6, bệnh nhân đã tử vong. Kết quả phân tích mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân cho thấy, dương tính với virus dại. Bệnh nhân tử vong vào ngày 29/6.
Dù đã được cấp cứu, nhưng đến ngày 29/6, bệnh nhân đã tử vong. Kết quả phân tích mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân cho thấy, dương tính với virus dại. Bệnh nhân tử vong vào ngày 29/6.
Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm, Quảng Ninh ghi nhận hơn 330 trường hợp bị chó cắn và phải đi điều trị dự phòng tích cực.
Sau khi bệnh nhân N.T.T tử vong, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản yêu cấu Sở NN&PTNT và UBND huyện Tiên Yên khẩn trương tập trung xử lý ổ dịch bệnh dại. Để dập ổ dịch, UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu UBND huyện Tiên Yên tập trung huy động lực lượng, bổ sung vật tư, hóa chất… khẩn trương thực hiện ngay các biện pháp bao vây, khống chế, dập tắt ổ dịch đảm bảo không để dịch lây lan ra diện rộng.
Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus Dại gây ra. Bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật (thường là chó, mèo).
Cho đến nay bệnh Dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, người bị bệnh Dại gần như tử vong 100%. Bệnh Dại nguy hiểm nhưng đã có vaccien phòng và người dân hoàn toàn có thể phòng tránh được bệnh Dại.
Trước đó, cuối tháng 5/2017, một phụ nữ 52 tuổi tại TPHCM đã tử vong sau khi bị chó dại cắn. Đây là ca tử vong do chó dại cắn đầu tiên kể từ năm 2010 xảy ra trên địa bàn Thành phố.
Tháng 3, trên địa bàn tỉnh Thanh Hoa, Nghệ An ghi nhận 2 ca tử vong do chó dại cắn. Cả 2 trường hợp đều không đi tiêm phòng trong đó có 1 trường hợp chạy chữa bằng thuốc nam...
Để chủ động phòng chống bệnh Dại, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp sau:
Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.
- Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch - đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh Dại khi bị chó, mèo cắn.
- Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine.
- Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.
- Đến ngay Trung tâm y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng Dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh Dại.
- Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh Dại.
|