Mấy năm gần đây, nghề làm chanh muối ở xã Tân Phú Thạnh (huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) phát triển khá mạnh. Người giúp nhiều chị em có thêm thu nhập từ nghề này là chị Lâm Thị Kim Phượng.
Trước đây, gia đình chị Phượng (sinh năm 1971) là hộ nghèo ở xã Tân Phú Thạnh, quanh năm làm ruộng. Năm 2008, thấy vợ chồng chị chí thú làm ăn nên Hội phụ nữ xã đã đứng ra đảm bảo để vay số tiền 5 triệu đồng phát triển sản xuất.
Sẵn có “nghề gia truyền” làm chanh muối nên chị Phượng đã dùng số tiền đó để đầu tư mua nguyên liệu, máy chà chanh. Nhờ sử dụng vốn đầu tư hiệu quả, sản phẩm được tiêu thụ quanh năm, dễ bảo quản, chất lượng tốt nên đến năm 2012, gia đình chị Phượng đã vươn lên hộ khá, với mức thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm.
Trước đây, gia đình chị Phượng (sinh năm 1971) là hộ nghèo ở xã Tân Phú Thạnh, quanh năm làm ruộng. Năm 2008, thấy vợ chồng chị chí thú làm ăn nên Hội phụ nữ xã đã đứng ra đảm bảo để vay số tiền 5 triệu đồng phát triển sản xuất.
Sẵn có “nghề gia truyền” làm chanh muối nên chị Phượng đã dùng số tiền đó để đầu tư mua nguyên liệu, máy chà chanh. Nhờ sử dụng vốn đầu tư hiệu quả, sản phẩm được tiêu thụ quanh năm, dễ bảo quản, chất lượng tốt nên đến năm 2012, gia đình chị Phượng đã vươn lên hộ khá, với mức thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm.
Chị Lâm Thị Kim Phượng, xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
Sau nhiều lần dự sinh hoạt Hội, đến đầu năm 2014, chị Phượng đã đề xuất với Hội phụ nữ xã về việc thành lập tổ hợp tác làm chanh muối từ nguồn vốn của Đề án 295 “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm” của Hội LHPN Việt Nam để giúp hội viên thoát nghèo.
Từ khi vào tổ, 25 thành viên không những được Hội phụ nữ hỗ trợ vốn mua dụng cụ, nguyên liệu mà còn được chị Phượng hướng dẫn, truyền nghề làm chanh muối rất nhiệt tình, từ khâu lựa chanh, chà vỏ, ướp chanh đến cả việc lo “đầu ra” của sản phẩm. Mỗi năm, tổ hợp tác xuất bán khoảng 300 tấn chanh, với lợi nhuận hơn 2 tỉ đồng; thu nhập bình quân mỗi tổ viên khoảng 8 triệu đồng/tháng.
Từ khi vào tổ, 25 thành viên không những được Hội phụ nữ hỗ trợ vốn mua dụng cụ, nguyên liệu mà còn được chị Phượng hướng dẫn, truyền nghề làm chanh muối rất nhiệt tình, từ khâu lựa chanh, chà vỏ, ướp chanh đến cả việc lo “đầu ra” của sản phẩm. Mỗi năm, tổ hợp tác xuất bán khoảng 300 tấn chanh, với lợi nhuận hơn 2 tỉ đồng; thu nhập bình quân mỗi tổ viên khoảng 8 triệu đồng/tháng.
Đến nay, nhiều hội viên trong tổ hợp tác đã thoát nghèo nhờ nghề làm chanh muối, kinh tế gia đình ngày càng ổn định và phát triển.
“Tôi rất vui mừng vì việc “truyền nghề” của mình đã đạt được hiệu quả ngoài mong đợi. Trong thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục dạy nghề cho nhiều chị em hội viên ở địa phương khác; vận động thêm chị em tham gia vào tổ hợp tác để nhân rộng mô hình".