Năm 2005, khi còn làm tổ trưởng tổ phụ nữ thôn, được chị em tín nhiệm bầu làm chi hội trưởng Chi hội trường phụ nữ thôn 3 xã Thuần Mỹ (huyện Ba Vì, Hà Nội). Tuy nhiên cũng còn một số chị em nữa không ủng hộ cho là không đủ năng lực, chưa có kinh nghiệm trong hoạt động hội.
Chị Trần Thị Thanh Chi hội trường phụ nữ thôn 3 xã Thuần Mỹ (huyện Ba Vì, Hà Nội) |
Kỷ niệm đáng nhớ trong công tác Hội là việc tôi đã vận động hội viên chuyển đổi trồng từ cây ngô thương phẩm sang trồng ngô giống. Đất Thuần Mỹ có đất bãi nhiều, trồng ngô thương phẩm đã trở thành nếp của nhiều chị em ở trong thôn và ngoài thôn, vì vậy khi triển khai họp việc chuyển đối này, có khoảng 10 chị em phản đối việc này. Thấy vậy tôi đã tuyên truyền vận động, trồng ngô giống sẽ có lãi cao hơn ngô thương phẩm, ngô giống khi được sản xuất ra có công ty bao tiêu sản phẩm, tuy nhiên 10 hội viên/50 hội viên không muốn trồng ngô giống. Trong đó có nhiều chị như Phạm Thị Hà, Nguyễn Thị Lụa khi ngô đến giai đoạn trổ cờ, cũng không tham gia chăm sóc, vì vậy mà buổi trưa tôi cùng một số đồng chí lãnh đạo thôn đến tút cờ cho diện tích ngô của hai chị em này. Ngô giống thắng lợi với việc mua cả bắp khô, giá bán từ 11.000 đồng đến 12.000 đồng/kg, còn ngô thương phẩm chỉ bán được 7.000 đồng/kg, trong đó thương lái chỉ mua hạt ngô sau khi được tẽ đã được phơi khô, vụ ngô thắng lợi vào năm 2014, thực sự đã đem lại rất nhiều niềm vui cho chị em phụ nữ thôn 3. Rồi đến năm 2015, là việc trồng ớt xuất khẩu, khi nhận chủ trương này, tôi cũng đã tiến hành việc tuyên truyền, vận động, với diện tích trồng ớt là 10 ha. Trong việc này cũng lại có khoảng 10 hội viên không ủng hộ, vì vậy thứ nhất là tôi trồng hai sào ớt của gia đình khác để làm. Bởi việc trồng ớt xuất khẩu từ trước đến nay chưa có ở địa phương, nhiều chị như Nguyễn Thị Minh, Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Thị Xuân… cho rằng trồng ngô thương phẩm, trồng đỗ còn bán được, cho gia súc ăn được, chứ ớt thì ăn thì ko ăn được mãi, rồi là gia đình neo không có nhân công làm. Từ suy nghĩ đó mà nhiều chị cứ tra ngô và làm theo ý mình, vì vậy những trường hợp này, tôi và lãnh đạo thôn kiên trì thuyết phục nên các chị đã đồng ý. Vụ ớt đó cho thắng lợi rực rỡ và cao gấp 3 lần trồng ngô thương phẩm, mỗi sào ớt cho khoảng 6 triệu đồng/sào/vụ.
Có thể nói 11 năm trong công tác phụ nữ, tôi luôn quan niệm đã làm công tác phải nhiệt tình, hợp tình, hợp lý và luôn thấu hiểu hoàn cảnh của từng chị em thì từ đó mọi việc sẽ được hoàn thành.