Thống kê của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho thấy, trong 5 tháng đầu năm 2022, cả nước xảy ra 11 vụ ngộ độc thực phẩm với 263 người bị ngộ độc, trong đó có 2 trường hợp tử vong. Cơ quan này cảnh báo, trong mùa hè nắng nóng, việc gia tăng sử dụng nước đá, nguyên liệu tươi sống, nấu thức ăn không chín kỹ, nấu xong không ăn ngay hoặc không đun lại sau khi bảo quản thức ăn quá 2 giờ... dễ dẫn tới nguy cơ ngộ độc thực phẩm hay mắc bệnh truyền qua thực phẩm do phát sinh vi khuẩn gây hại.
Theo Cơ quan Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), thực phẩm để trong khoảng nhiệt độ nguy hiểm (từ 4 – 60 độ C) quá lâu dễ khiến bạn bị ngộ độc. Nếu không được bảo quản trong tủ lạnh, thức ăn sau khi nấu để ngoài trong 2 giờ đã có thể bị hỏng. Trong những ngày hè khi nhiệt độ trên 32 độ C, thức ăn chỉ được phép để ở ngoài không quá một 1 tiếng đồng hồ.
Được thực hiện tại Đại học Arizona, nghiên cứu kết luận việc chăm chỉ sử dụng khăn lau khử trùng sau khi chuẩn bị gia cầm sống có thể giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm do Campylobacter lên đến 99,2%.
Về mặt kỹ thuật, nhiễm trùng do vi khuẩn campylobacter được gọi là bệnh ngộ độc do vi khuẩn campylobacteriosis.
Đặc trưng bởi các triệu chứng ngộ độc thực phẩm cổ điển như buồn nôn, tiêu chảy, sốt và nôn mửa, bệnh cúm dạ dày do Campylobacter gây ra có thể kéo dài tới một tuần. Trường hợp thường thấy bệnh nhân sụt giảm trọng lượng cơ thể đáng kể.
Trong hầu hết các trường hợp, những bệnh nhiễm trùng này bắt đầu khi chúng ta ăn hoặc uống thứ gì đó bị nhiễm vi khuẩn. Có rất nhiều cách tiềm ẩn mà Campylobacter có thể xâm nhập vào cơ thể chúng ta, từ sữa chưa tiệt trùng đến trái cây hoặc rau chưa được làm sạch đúng cách, nhưng thịt gà có lẽ là thủ phạm lớn nhất.
Nấu thịt gà cho đến khi không còn hồng là cách chắc chắn để tiêu diệt Campylobacter, nhưng chỉ cần nhỏ một giọt nước từ thịt gà sống ra ngoài sẽ tạo ra điều kiện lây nhiễm. Xem xét nghiên cứu gần đây cho thấy cứ bốn người thì có một người làm ô nhiễm thức ăn hay nhà bếp của họ trong khi chế biến thịt gà sống. Điều này có thể hiểu rằng, không có gì lạ khi tại sao vi khuẩn campylobacteriosis lại phổ biến như vậy.
Được thực hiện tại Đại học Arizona, nghiên cứu kết luận việc chăm chỉ sử dụng khăn lau khử trùng sau khi chuẩn bị thịt gia cầm sống có thể giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm do Campylobacter lên đến 99,2%.
Để bắt đầu, nhóm nghiên cứu tại UA đã thử nghiệm hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn của khăn lau kháng khuẩn đã được khử trùng trên các vật liệu mặt bàn khác nhau được thấy phổ biến như đá granit, laminate và gạch men).
Các nhà nghiên cứu sau đó cung cấp những phát hiện thử nghiệm ban đầu của họ, kết hợp với dữ liệu liên quan trước đó thu được từ các nghiên cứu trước đó để tính toán kết luận cuối cùng của họ: Việc sử dụng khăn lau khử trùng một cách triệt để và kỹ lưỡng sau khi chuẩn bị thịt gà sống giúp giảm nguy cơ nhiễm campylobacter hàng năm lên đến 99,2%.
Ngoài ra, với các vi khuẩn gây bệnh ngộ độc thực phẩm khác như E.coli, norovirus hay salmonella thì các nhà khoa học cho biết mặc dù đã có những kiểm tra liên quan đến tỷ lệ truyền nhiễm từ tay sang miệng sau khi dùng khăn khử trùng cho kết quả rất khả quan nhưng quan trọng nhất vẫn là rửa tay sạch sẽ đúng cách bởi vẫn sẽ có xác suất nhỏ vi khuẩn đi theo con đường này khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm.
Theo các nhà khoa học của nghiên cứu trên thì việc chỉ lau sạch bàn tay của bạn sau khi sơ chế thịt gà sống là chưa đủ. Các loại gia cầm sống có khả năng lây lan vi khuẩn đáng kinh ngạc theo nhiều con đường khác nhau. Vì thế khi sơ chế thịt sống, mỗi mặt bàn bếp, thớt, dao, bàn... nhìn chung là mọi thứ tiếp xúc với thịt sống đều cần được vệ sinh sạch.
Điều quan trọng là cần phải làm sạch ngay lập tức, trước khi các bề mặt kịp khô lại sẽ khó làm sạch và loại bỏ vi khuẩn hơn rất nhiều.
Tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Gerardo Lopez nhấn mạnh: "Điều quan trọng nữa là người nội trợ phải lau sạch bằng khăn lau ngay sau khi sơ chế gia cầm. Nếu vẫn còn nước nhỏ giọt và bắn tung tóe từ thịt, vi khuẩn có thể truyền sang thực phẩm khác từ các bề mặt và đồ dùng bẩn. Nếu khu vực đó được để khô, vi khuẩn đôi khi có thể bám vào lên bề mặt tiếp xúc khiến việc làm sạch sau này thậm chí còn khó hơn".
Bên cạnh đó, các tác giả khác cũng khuyên rằng, bạn nên sử dụng thớt riêng để sơ chế thịt gà sống để giảm thiểu nguy cơ lây lan vi khuẩn sang các thực phẩm khác. Một lời khuyên khác giúp giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong nhà bếp khi sơ chế chính là bạn nên sử dụng khăn giấy dùng một lần và khăn lau khử khuẩn thay vì sử dụng một chiếc khăn lau cho nhiều mục đích khác nhau.
Nguồn dịch: Doing This Will Reduce Your Risk of Food Poisoning by Over 99%, Study Says
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn