Lạm dụng thuốc điều trị ho và cảm lạnh có thể gây nguy cơ tử vong ở trẻ nhỏ

16:02 | 21/10/2021;
Một số ca tử vong ở trẻ nhỏ có liên quan đến việc sử dụng thuốc ho và cảm lạnh không kê đơn, đa số những trường hợp thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi và chủ yếu do việc lạm dụng dùng thuốc của cha mẹ.

1. Lạm dụng thuốc điều trị ho và cảm lạnh có thể gây nguy cơ tử vong ở trẻ nhỏ

Một nghiên cứu đã được công bố trực tuyến trên tạp chí Nhi khoa mới đây, cho biết các trường hợp trẻ em tử vong đã được phát hiện bởi Hệ thống Giám sát An toàn Cảm lạnh và Ho ở Trẻ em trong 9 năm (từ năm 2008 đến năm 2016).

Theo BS. Laurie Seidel Halmo, cán bộ tại cơ sở Y tế Anschutz của Đại học Colorado ở Aurora cho biết, để xác định nguyên nhân tử vong, hội đồng chuyên môn đã nghiên cứu rất kỹ các trường hợp, để phân tích nguyên nhân gốc rễ và các yếu tố khác có liên quan đến những trường hợp tử vong do dùng thuốc điều trị ho và cảm lạnh.  

Nghiên cứu nhận thấy rằng, 40 trong số 180 trường hợp trẻ em tử vong có liên quan đến việc lạm dụng thuốc ho và cảm lạnh. 60% trong số đó xảy ra ở trẻ em dưới 2 tuổi và phần lớn do việc chăm sóc của cha mẹ. 

Các thành phần phổ biến nhất có liên quan là diphenhydramine, chlorpheniramine và dextromethorphan, và trong một số trường hợp tử vong, opiod đã góp phần vào cái chết của đứa trẻ.

Một phần do cha mẹ cho rằng, việc tăng liều có thể khiến tình trạng bệnh của trẻ được cải thiện tuy nhiên nó lại gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Một số yếu tố gây buồn ngủ hoặc an thần có trong thuốc là nguyên nhân gây hại cho trẻ và có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến tử vong. 

Thuốc điều trị ho và cảm lạnh không kê đơn nhằm điều trị các triệu chứng ho và cảm lạnh ở trẻ nhỏ. Nghiên cứu cho thấy rằng, những loại thuốc này đã không được chứng minh là hoạt động tốt hơn bất kỳ loại thuốc không hoạt động (giả dược) nào. Tuy nhiên đối với trẻ em dưới 2 tuổi, những loại thuốc này lại là mối nguy hiểm vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ làm tăng nguy cơ tử vong. 

Lạm dụng thuốc điều trị ho và cảm lạnh có thể gây nguy cơ tử vong ở trẻ nhỏ - Ảnh 2.

Lạm dụng thuốc điều trị ho và cảm lạnh có thể gây nguy cơ tử vong ở trẻ nhỏ - Ảnh: Internet

2. Lưu ý khi dùng thuốc ho và cảm lạnh ở trẻ

Thuốc giảm đau không kê đơn - chẳng hạn như acetaminophen hoặc ibuprofen có thể dùng để hạ sốt và giảm đau do viêm họng. Cha mẹ nên lưu ý, nếu con sốt nhẹ hoặc sốt ở mức trung bình, tác hại không đáng kể. Cho nên nếu không sốt cao hoặc sốt dài ngày, cha mẹ có thể cân nhắc việc dùng thuốc, có thể cho trẻ uống nhiều nước cam, nước chanh hoặc bù nước.

- Nếu bạn cho trẻ uống thuốc giảm đau, hãy tuân thủ các hướng dẫn về liều lượng một cách cẩn thận. 

- Đối với trẻ em dưới 3 tháng tuổi, không cho trẻ uống acetaminophen cho đến khi trẻ được bác sĩ thăm khám. 

- Không dùng ibuprofen cho trẻ dưới 6 tháng tuổi hoặc trẻ bị nôn liên tục hoặc bị mất nước.

- Cha mẹ hãy thận trọng khi cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên dùng aspirin mặc dù loại thuốc này được chấp nhận sử dụng cho trẻ trên 3 tuổi tuy nhiên nếu trẻ nhỏ đang phục hồi sau thủy đậu thì không nên dùng. Aspirin có một số tác dụng phụ liên quan đến hội chứng Reye tuy hiếm gặp nhưng nguy hiểm với trẻ. 

- Cha mẹ cũng có thể dùng kháng sinh cho trẻ trong trường hợp bị nhiễm trùng do vi khuẩn nhưng không có tác dụng đối với virus gây cảm lạnh, cho nên nếu trẻ bị cảm lạnh tốt nhất không được dùng kháng sinh. 

Cha mẹ nên lưu ý, nếu cho trẻ nhỏ dùng càng nhiều kháng sinh thì tỷ lệ kháng thuốc và khả năng nhiễm trùng trong tương lai càng cao. 

Năm 2007, Cơ quan Quản lý thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã triệu tập một cuộc họp liên quan đến việc sử dụng thuốc điều trị ho và cảm lạnh của trẻ nhỏ, về tính an toàn của thuốc với các trường hợp trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Phần lớn các ca tử vong ở trẻ em liên quan đến phơi nhiễm với thuốc điều trị cảm lạnh chủ yếu xảy ra với trẻ em dưới 2 tuổi từ năm 2008 đến năm 2016  được phát hiện bởi hệ thống giám sát quốc gia đa nguồn dữ liệu từ năm 2008 đến năm 2016 xảy ra ở trẻ em <2 tuổi, bất chấp việc thu hồi các sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh và thay đổi nhãn mác diễn ra trong suốt năm 2007 và 2008…

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn