Sống chừng ấy năm, bạn đã ngộ ra được kinh nghiệm gì để giúp bản thân sống tốt hơn từng ngày?
Trưởng thành là phải khiến bản thân không ngừng tiến bộ. Sống có nguyên tắc và kỷ luật cũng chính là biểu hiện của người thông minh.
Đến một độ tuổi nào đó, bạn sẽ phát hiện sức khỏe và tinh thần là điều quan trọng hơn cả.
1. Ăn cơm xong đừng ngồi hay nằm liền. Trong vòng 15 phút, hãy đi lại nhẹ nhàng hoặc đứng, như vậy mới tránh tình trạng bụng to nhưng người chẳng mập bao nhiêu.
Người ta có câu: Đi 100 bước sau giờ cơm, sống đến 90 tuổi!
2. Đồ dùng quá 1 tháng không hề sử dụng thì hãy suy nghĩ đến việc vứt bỏ.
Người trưởng thành phải dũng cảm buông bỏ. Tối giản quá khứ lẫn môi trường sống. Con người mà! Phải luôn hướng về phía trước!
3. Học cách nói “không!”.
Không muốn cho mượn tiền thì cứ việc nói không. Không muốn giúp đỡ thì sẵn sàng từ chối. Không muốn dự đám cưới của người mình không thân thiết thì đừng nhận thiệp mời.
Biết nói “không” thì cuộc đời sẽ ít phiền phức hơn rất nhiều.
4. Chỉ đơn giản cho người khác ý kiến, nhưng không phải phương án giải quyết. Đây không phải là “bạn tốt”, mà là EQ thấp.
Nếu khuyên nhủ người khác, đi kèm theo phương hướng giải quyết để sửa sai, tin chắc rằng khả năng đối phương tiếp thu sẽ cao hơn, thậm chí còn mang lòng biết ơn với bạn.
Nếu chỉ đơn thuần cho ý kiến, thì đây là chỉ trích, tỏ vẻ mình hiểu biết hơn người, không biết cách đối nhân xử thế là gì.
5. Không gửi gắm hạnh phúc lên người khác.
“Con gái sau này chỉ cần lấy tấm chồng tốt thì viên mãn cả đời”, “Chờ đợi tình yêu đến để sưởi ấm con tim lạnh lẽo”... Nếu tấm chồng tốt hay tình yêu hạnh phúc không tồn tại thì sao?
Thay vì mơ tưởng vào những điều này thì hãy chủ động tìm kiếm hạnh phúc. Đến khi bản thân đủ mạnh mẽ và độc lập, bạn sẽ phát hiện hạnh phúc tự mình tạo ra mới là chân chính.
6. Đừng lướt mạng xã hội quá nhiều, đừng chìm trong cuộc sống của người khác.
Thời đại kỹ thuật số ngày nay thật sự khó lường. Bạn có dám chắc mọi thứ trên mạng xã hội đều tốt đẹp và màu hồng?
Nhiều người có tâm thái tự ti, nhìn thấy cuộc sống người khác tốt hơn mình lại sinh lòng tự trách, cảm xúc trở nên tiêu cực hơn, tinh thần sa sút không lối thoát.
Nếu đã có những biểu hiện này thì hãy tự tạo đường lui cho mình. Xóa ứng dụng hoặc ngừng theo dõi những cái không cần thiết, chỉ theo dõi những thứ khiến bản thân vui vẻ.
7. Biết cách giải tỏa cảm xúc hợp lý.
Đôi khi, la hét lên thật lớn hay khóc một trận đã đời cũng là điều cần thiết để bình ổn cảm xúc. Con người là thế! Cuộc đời này không thể thuận buồn xuôi gió mãi.
Những lúc bất ổn không chịu nổi thì cứ việc thả lỏng bản thân, cho phép mình yếu đuối một chút. Nước mắt tuôn rơi cũng như cảm xúc tiêu cực trôi ra ngoài. Lòng cũng nhẹ nhõm hơn rất nhiều.
Nhưng hãy nhớ lấy một điều! Biết khóc nhưng cũng biết mạnh mẽ đứng lên bắt đầu lại mới là người trưởng thành chân chính.
8. Tinh thần không ổn có thể thử viết nhật ký.
Viết lại những gì đã trải qua trong ngày, cảm xúc của bản thân thế nào, những chiêm nghiệm cùng đúc kết. Hãy thể biện thế giới nội tâm của mình lên dòng chữ, năng lượng tiêu cực cũng theo đó với bớt phần nào.
Không thể tâm sự được với ai thì hãy làm bạn với sách và viết lách. Đôi khi đó cũng là giải pháp rất tốt để tìm thấy hy vọng mới cho đời.
9. Yêu thương bản thân thân chính là tiền đề để yêu thương người khác. Không được chìm sâu vào lời nói của bất cứ ai về chúng ta.
Sống là phải có cá tính và giá trị của riêng mình. Bản thân mình sống không tốt thì làm sao có thể cho người khác đủ đầy tình cảm?
Nên nhớ rằng cuộc đời là của riêng chúng ta, chứ không phải một ai khác. Dù không thành công hay hạnh phúc thì cũng phải sống trọn từng phút giây. Sau mỗi chặng đường, bạn sẽ phát hiện mọi nỗ lực của mình đều đáng giá.
(Nguồn: Zhihu)
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn