Nếu bạn luôn gặp khó khăn trong việc làm sạch hay khử mùi chai lọ và bình hoa của gia đình bạn thì trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu ngay cách làm sạch bình hoa và chai lọ nhanh và đơn giản nhất nhé.
Đầu tiên, bạn chỉ cần cho một nắm gạo vào một chiếc bình sau đó đổ một ít nước sôi vào sao cho ngập hết phần gạo. Tiếp tục bạn đậy kín miệng chiếc bình lại rồi lắc thật mạnh trong 2 - 3 lần, mỗi lần khoảng 1 phút.
Sau khi đã lắc xong thì bạn đổ hết phần gạo và nước bẩn ra và rửa lại bình với nước sạch là đã xong rồi. Gạo có khả năng hút ẩm rất tốt nên chiếc bình của bạn sẽ sạch bóng và không còn mùi hôi khó chịu nữa.
Bạn pha hỗn hợp nước cất và giấm ăn với tỉ lệ 3 muỗng canh giấm ăn và 4 muỗng canh nước cất, sau khi pha và trộn đều hỗn hợp dung dịch thì bạn đổ vào chiếc bình cần tẩy rửa và ngâm trong vòng 12 tiếng đồng hồ.
Sau 12 tiếng ngâm thì bạn đổ hết dung dịch ra sau đó rửa lại bình với nước sạch là xong rồi, chiếc bình của bạn sẽ không còn những mùi hôi khó chịu nữa.
Đối với cách này, bạn chỉ cần cho một vài viên muối hột vào chiếc bình cần tẩy rửa sau đó cho tiếp vào khoảng 50ml nước ấm rồi đậy kín bình lại và lắc thật đều tay trong vòng 1 - 2 phút.
Sau khi muối tan ra và nước trong bình đã chuyển sang màu đục thì bạn đổ hết phần nước đục và muối ra ngoài sau đó tráng lại bình bằng nước sạch một lần nữa là xong.
Bạn có thể dùng chanh để loại bỏ mùi hôi của bình hoa nhà bạn rất hiệu quả và dễ dàng đấy. Bạn chỉ cần sử dụng vài lát chanh để chà và rửa xung quanh bình và miệng bình hoặc cho vài lát chanh vào trong bình cùng với 50ml nước và lắc thật đều là xong.
Chất acid citric có trong nước chanh sẽ nhanh chóng tẩy sạch vết bẩn mà không hề để lại những vết xước, ngoài ra chanh còn giúp khử mùi vô cùng hiệu quả.
Bước 1: Đổ một ít nước rửa chén vào chai, sau đó đổ nước ấm hoặc lạnh vào khoảng nửa chai, nếu chai có nắp hoặc phụ kiện khác kèm theo hãy tháo ra để dễ vệ sinh hơn (không nên ngâm chai trong bồn rửa vì vi khuẩn có khả năng xâm nhập cao. Nếu cần ngâm, hãy đặt chai vào một chậu riêng nhé).
Bước 2: Đưa cọ vào trong chai và bắt đầu chà, đưa cọ lên xuống xung quanh (hãy chắc rằng chiếc cọ cho vào vừa miệng chai và chiều dài có thể chạm đáy).
Bước 3: Sau khi vệ sinh bên trong xong thì rửa sạch chai bằng nước. Bạn nên rửa từ 2 - 3 lần để đảm bảo loại bỏ hết xà phòng (lặp lại quy trình nếu chai vẫn còn bẩn).
Bước 4: Để chai khô tự nhiên bằng cách úp miệng chai xuống một chiếc khăn khô hoặc giá phơi. Không nên dùng khăn lau bên trong chai, vì vi trùng hoặc vi khuẩn có thể vào trong chai.
Bước 1: Đổ một ít sỏi vào chai. Bạn nên chọn những viên sỏi có kích thước vừa, nhỏ.
Phương pháp này rất hữu ích cho các chai có hình dạng đặc biệt, vì sỏi sẽ làm sạch tất cả các ngóc ngách mà bạn không thể cọ rửa được. Lưu ý những viên sỏi của bạn không có các cạnh sắc nhọn, vì chúng có thể làm trầy xước bên trong chai.
Bước 2: Đổ vào thêm một ít xà phòng (bất kỳ loại xà phòng nào cũng được). Nếu chai của bạn không quá bẩn, thì bạn chỉ cần sử dụng xà phòng rửa chén là được nhé.
Bước 3: Đổ nước vào chai khoảng 1/3 chai. Bạn nên dùng nước nóng vì nước nóng loại bỏ mảng bám tốt hơn nước lạnh.
Bước 4: Lắc mạnh chai, dùng tay để chặn miệng chai lại để dung dịch không tràn ra ngoài. Lắc mạnh chai theo các chiều ngang, dọc.
Bước 5: Đổ hỗn hợp bên trong ra khỏi chai và kiểm tra lại xem có bất kỳ mảnh sỏi nào còn sót lại không. Lặp lại các bước trên nếu cần thiết (nhớ là không đổ sỏi xuống đường ống thoát nước nhé, hãy đổ vào thùng rác để tránh nghẹt đường ống).
Bước 6: Dùng nước rửa sạch chai, hãy rửa nhiều lần để đảm bảo sạch nhé. Nếu bạn dùng chai để đựng nước uống thì hãy dùng xà phòng kháng khuẩn rửa chung với nước luôn nhé, và làm khô chai bằng cách úp miệng chai xuống một chiếc khăn khô hoặc giá phơi. Không nên dùng khăn lau bên trong chai, vì vi trùng hoặc vi khuẩn có thể vào trong chai.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn