Làm sao để phục hồi chức năng dạ dày sau điều trị HP?

13:48 | 23/03/2020;
Thông thường, liệu trình điều trị HP sẽ kéo dài khoảng 15 - 30 ngày. Sau thời gian này, vi khuẩn HP có thể đã được tiêu diệt hoàn toàn. Tuy nhiên dạ dày vẫn còn viêm và loét. Do đó vấn đề phục hồi chức năng dạ dày sau điều trị HP là vô cùng cần thiết.

1. Hướng dẫn phục hồi chức năng dạ dày sau điều trị HP

Tất cả các phác đồ điều trị vi khuẩn HP đều sử dụng một hoặc nhiều loại thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP rất tốt. Tuy nhiên, đồng thời nó cũng tiêu diệt luôn hệ vi khuẩn có lợi. Đây là lý do tại sao sau khi kết thúc liệu trình điều trị vi khuẩn HP, các bệnh nhân thường bị rối loạn tiêu hóa.

Các biểu hiện tiêu biểu nhất là đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu, đi ngoài phân sống, chán ăn, sụt cân. Lúc này chúng ta cần nhanh chóng phục hồi chức năng dạ dày sau điều trị HP bằng cách ưu tiên các thực phẩm có chứa probiotic như sữa chua và phô mai. Sử dụng men tiêu hóa cũng là gợi ý đáng xem xét. Tuy nhiên, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ về loại men và liều lượng sử dụng phù hợp để có hiệu quả phục hồi chức năng dạ dày sau điều trị HP cao nhất.

Thời gian điều trị vi khuẩn HP thường kéo dài khoảng 15 - 30 ngày. Sau thời gian này, vi khuẩn HP có thể đã được tiêu diệt hoàn toàn. Tuy nhiên dạ dày có thể vẫn bị viêm và loét. Do đó, chế độ chăm sóc rất quan trọng để giúp phục hồi chức năng dạ dày sau điều trị HP nhanh hơn. Một số lưu ý giúp bảo vệ và phục hồi chức năng dạ dày sau điều trị HP là:

- Có chế độ ăn uống khoa học, đủ dinh dưỡng và khoáng chất. Ưu tiên các món ăn mềm và dễ tiêu hóa để giảm tải công việc cho dạ dày.

Làm sao để phục hồi chức năng dạ dày sau điều trị HP? - Ảnh 2.

Sau điều trị viêm dạ dày do HP người bệnh nên có chế độ ăn uống khoa học (Ảnh: Internet)

- Tránh các thực phẩm có thể kích thích niêm mạc dạ dày như: thức ăn khô cứng, chua, cay, rượu bia, cà phê, sô cô la, nước ngọt có ga,... Các thực phẩm có xu hướng sản sinh axit sau khi ăn như sữa cũng cần hạn chế. Thay vào đó, hãy ăn các loại thực phẩm có khả năng trung hòa axit trong dạ dày như cơm, phở, bánh mì,....

- Chia nhỏ các bữa ăn. Ăn đủ bữa, đúng giờ giấc. Không nên ăn quá no, cũng không nên để dạ dày trống không sẽ tạo điều kiện cho axit tiếp xúc và tấn công niêm mạc dạ dày.

- Stress và căng thẳng có thể làm gián đoạn quá trình phục hồi chức năng dạ dày sau điều trị HP. Nguyên nhân là do stress sẽ khiến dạ dày co bóp mạnh hơn và kích thích sản sinh axit. Do đó, hãy bố trí công việc và thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Luôn giữ tinh thần vui vẻ và thoải mái.

Làm sao để phục hồi chức năng dạ dày sau điều trị HP? - Ảnh 3.

Stress và căng thẳng có thể làm gián đoạn quá trình phục hồi chức năng dạ dày sau điều trị HP (Ảnh: Internet)

Điều quan trọng thời gian phục hồi chức năng dạ dày sau điều trị HP là bạn cần quan sát và để ý đến tình trạng của bản thân. Nếu các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, đau rát dạ dày không thuyên giảm hoặc ngày càng tiến triển thì bạn cần liên hệ với bác sĩ để tái khám.

2. Ngăn ngừa tái nhiễm sau điều trị vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP cực kỳ dễ lây lan. Nó có mặt ở khắp mọi nơi, từ không khí đến đất và nước. Nó có thể bám trên quần áo và các vật dụng thường ngày quanh bạn. Do đó, ngăn ngừa tái nhiễm sau điều trị vi khuẩn HP là vô cùng quan trọng. Nếu không, tất cả nỗ lực để điều trị và phục hồi chức năng dạ dày sau điều trị HP đều vô nghĩa. Một số biện pháp giúp tránh tái nhiễm vi khuẩn HP là:

- Sử dụng nguồn nước sạch. Hạn chế tiếp xúc với nguồn nước ở ao hồ, kênh rạch.

- Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống. Rửa tay thường xuyên. Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài.

- Hạn chế tiếp xúc đồ vật nơi công cộng như tay vịn cầu thang, tay nắm cửa,...

- Lựa chọn thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc. Ăn chín uống sôi. Không uống chung ly cốc, chấm chung bát nước chấm, không gắp thức ăn cho nhau,...


Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn