Làm thế nào để hết hắng giọng?

10:58 | 07/12/2024;
Hắng giọng liên tục thường do các nguyên nhân không đáng lo ngại, nhưng trong một số trường hợp, hắng giọng có thể là triệu chứng của ung thư.

Thi thoảng chúng ta thường hắng giọng khi cảm thấy thứ gì đó mắc kẹt trong cổ họng hay cảm thấy ngứa cổ họng. Thông thường, hắng giọng chỉ khiến chúng ta khó chịu và không thoải mái. Nhưng nếu bạn hắng giọng thường xuyên - đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khoẻ tiềm ẩn nào đó. Vậy hắng giọng là bệnh gì?

Hắng giọng là bệnh gì?

Dưới đây là 9 nguyên nhân gây hắng giọng hoặc ho hắng giọng liên tục và cách điều trị:

1. Trào ngược axit

Tỷ lệ lớn những người bị trào ngược axit thường hắng giọng liên tục. Trào ngược axit xảy ra khi axit dạ dày dư thừa chảy ngược qua vùng thực quản và lên trên cổ họng, gây ra cảm giác khó chịu khiến bạn phải hắng giọng để tạo cảm giác dễ chịu.

Các triệu chứng khác của trào ngược axit như buồn nôn, ợ hơi hoặc ợ nóng, khó nuốt, đầy hơi, ho khan, có vị chua trong miệng.

Hắng giọng là bệnh gì? Làm thế nào để hết hắng giọng?- Ảnh 1.

Trào ngược axit có thể gây ho hắng giọng liên tục (Ảnh: ST)

Điều trị hoặc làm giảm triệu chứng trào ngược sẽ giúp bạn loại bỏ tình trạng hắng giọng hoặc ho. Các biện pháp bao gồm:

- Thay đổi chế độ ăn uống, tránh ăn thực phẩm cay nóng, chua, đồ uống có chứa caffeine và rượu

- Thay đổi lối sống như giữ tinh thần thoải mái, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc và tránh hút thuốc.

- Tránh ăn hoặc uống trước khi ngủ, tốt hơn hết nên ăn khoảng 2-3 giờ trước khi đi ngủ

- Giảm cân

- Nâng đầu giường lên 30 độ khi nằm để hạn chế trào ngược

2. Trào ngược thanh quản hầu họng

Trào ngược thanh quản hầu xảy ra khi axit dạ dày di chuyển lên thực quản và trào ngược lên cổ họng hoặc thanh quản (hay còn gọi là hầu hoặc thanh quản).

Tương tự như trào ngược axit, ho hắng giọng liên tục là triệu chứng phổ biến của tình trạng trào ngược này và kèm theo các triệu chứng khác như ợ nóng, ợ hơi, trào ngược dịch dạ dày, đắng miệng, đau họng, cảm giác như có cục u trong cổ họng, khàn giọng, khó nuốt, các cơn nghẹn và khó thở khi thanh quản bị ảnh hưởng.

Những triệu chứng này thường nghiêm trọng hơn vào buổi sáng, đặc biệt là sau khi bạn ăn một bữa ăn thịnh soạn.

Hắng giọng là bệnh gì? Làm thế nào để hết hắng giọng?- Ảnh 2.

Trào ngược thanh quản hầu họng có các triệu chứng tương tự như trào ngược dạ dày thực quản (Ảnh:ST)

Tương tự như trào ngược dạ dày thực quản, các phương pháp điều trị bao gồm thay đổi lối sống và chế độ ăn uống, có thể kết hợp thêm sử dụng thuốc chèn axit.

3. Chảy dịch mũi sau

Hắng giọng là bệnh gì? Một nguyên nhân phổ biến khác gây ra tình trạng hắng giọng là chảy dịch mũi sau. Chảy dịch mũi sau xảy ra khi cơ thể bắt đầu sản xuất thêm chất nhầy khiến chất nhầy dư thừa và chảy xuống cổ họng từ phía sau mũi.

Chảy dịch mũi sau thường do dị ứng hoặc nhiễm trùng như viêm xoang và có thể trở nên trầm trọng hơn do bệnh trào ngược dạ dày thực quản, cũng như một số loại thuốc nhất định.

Một số triệu chứng khác của chảy dịch mũi sau như ho nặng hơn vào ban đêm, buồn nôn - có thể do chất nhầy dư thừa di chuyển vào dạ dày, họng đau và ngứa, hơi thở có mùi hôi.

Hắng giọng là bệnh gì? Làm thế nào để hết hắng giọng?- Ảnh 3.

Chảy dịch mũi sau do cơ thể sản xuất quá nhiều chất nhầy (Ảnh: ST)

Phương pháp điều trị cho chứng chảy dịch mũi sau có thể bao gồm:

- Thuốc thông mũi không kê đơn

- Thuốc kháng histamine

- Thuốc xịt mũi muối

- Ngủ kê cao đầu

- Uống đủ nước, đặc biệt nên uống nước ấm

- Tránh xa các tác nhân gây dị ứng nếu bạn bị dị ứng

4. Dị ứng

Dị ứng gây ra tình trạng hắng giọng có thể do dị ứng thực phẩm hoặc các tác nhân từ môi trường.

Dị ứng với một số thực phẩm có thể gây ngứa cổ họng sữa, đậu nành, trứng. Ngoài ra, các chất gây kích ứng có thể là thủ phạm gây ngứa họng, hắng giọng. Các chất gây dị ứng này có thể bao gồm ô nhiễm không khí, bụi và phấn hoa, bào tử nấm mốc, lông động vật,...

Các biện pháp khắc phục tại nhà như trà hoặc sử dụng viên ngậm có thể giúp làm giảm tình trạng kích ứng cổ họng trong trường hợp này.

5. Rối loạn tic vận động mãn tính

Rối loạn tic vận động mãn tính có thể là nguyên nhân gây hắng giọng do liên quan đến việc kiểm soát các hoạt động, chuyển động. Bệnh thường bắt đầu trước 18 tuổi và kéo dài từ 4 đến 6 năm.

Các triệu chứng khác của rối loạn tic vận động mãn tính có thể bao gồm:

- Nhăn mặt

- Chớp mắt, co giật, giật hoặc nhún vai

- Các chuyển động đột ngột không kiểm soát được của chân, tay hoặc cơ thể

- Lẩm bẩm và rên rỉ

Phương pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, nhưng có thể bao gồm liệu pháp hành vi và thuốc.

Hắng giọng là bệnh gì? Làm thế nào để hết hắng giọng?- Ảnh 4.

Rối loạn vận động tic thường xảy ra ở trẻ em (Ảnh: ST)

6. Hội chứng Tourette

Hội chứng Tourette là một rối loạn thần kinh gây ra cả tics vật lý và bùng phát giọng nói. Các triệu chứng khác của hội chứng Tourette có thể bao gồm:

- Nháy mắt và liếc mắt

- Co giật mũi

- Chuyển động miệng

- Giật đầu

- Ho hoặc hắng giọng

- Lặp lại các từ hoặc cụm từ của chính bạn hoặc của người khác

Phương pháp điều trị hội chứng Tourette có thể bao gồm điều trị thần kinh, thuốc và liệu pháp.

7. Rối loạn thần kinh tự miễn ở trẻ em với liên cầu khuẩn (PANDAS)

Trẻ hắng giọng là bệnh gì? Các rối loạn PANDAS thường xuất hiện đột ngột sau khi trẻ bị viêm họng liên cầu khuẩn hoặc sốt ban đỏ. Ngoài việc hắng giọng và các tics phát âm khác, các triệu chứng của PANDAS có thể bao gồm:

- Tics vận động

- Ám ảnh và cưỡng chế

- Buồn ngủ hoặc cáu kỉnh

- Cơn hoảng loạn

Điều trị PANDAS có thể bao gồm liệu pháp, tư vấn và sử dụng thuốc.

8. Một số loại thuốc

Một số loại thuốc có thể gây kích ứng cổ họng và góp phần gây ra tình trạng hắng giọng liên tục, chẳng hạn như thuốc ức chế ACE, điều trị các vấn đề về tim và huyết áp.

Để khắc phục tình trạng hắng giọng như sử dụng thuốc, mọi người nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc thay đổi thuốc, nên lưu ý không tự ý ngừng sử dụng thuốc để giảm tình trạng hắng giọng vì bạn có thể gặp nhiều vấn đề tiềm ẩn hơn do bệnh lý sẵn có.

9. Ung thư

Hắng giọng có thể do ung thư vòm họng hoặc ung thư thanh quản.

Một số triệu chứng khác của ung thư vòm họng bao gồm một khối u ở cổ không biến mất sau 3 tuần, mất thính lực, ù tai, đau đầu, nhìn đôi, mũi bị tắc nghẽn hoặc nghẹt, chảy máu mũi, khàn giọng, tê ở phần dưới không mặt, giảm cân không chủ ý.

Một số triệu chứng khác của ung thư thanh quản bao gồm khàn giọng, đau khi nuốt hoặc khó nuốt, ho hoặc khó thở kéo dài, tiếng thở khò khè the thé khi bạn thở, một khối u hoặc vết sưng ở cổ.

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Hắng giọng trong vài ngày thường không phải là vấn đề đáng lo ngại, nhưng nếu tình trạng này kéo dài trong nhiều tuần đến nhiều tháng dù bạn đã áp dụng mọi biện pháp, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám để loại trừ các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng khác có khả năng xảy ra.

Đặc biệt, nếu hắng giọng kèm theo sốt, đau họng quá mức, mệt mỏi, giảm cân thì bạn nên đến gặp bác sĩ ngay.

Trên đây là những giải đáp cho vấn đề "hắng giọng là bệnh gì?". Nhìn chung, ngoại trừ các bệnh lý nghiêm trọng, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, uống nước thường xuyên, sử dụng máy tạo độ ẩm khi không khí khô, súc miệng nước muối thường xuyên để giúp ngăn ngừa tình trạng hắng giọng.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn