Cúm là một bệnh đường hô hấp do nhiễm virus. Cảm cúm rất dễ lây lan và lây lan qua các giọt đường hô hấp. Một người có thể truyền nó trong khi nói chuyện hoặc thông qua tiếp xúc cơ thể, chẳng hạn như bắt tay.
Đặc biệt, cúm rất dễ lây lan trong môi trường kín, đặc biệt là các văn phòng làm việc. Vậy làm thế nào để dân văn phòng có thể phòng bệnh cúm mùa hiệu quả.
Thông thường nhiều người nhiễm cúm với các triệu chứng không quá nặng như: sốt nhẹ, ớn lạnh, khó chịu, chảy nước mũi, viêm họng, đau đầu,… Tuy nhiên, bệnh cúm cũng có thể gây ra một số triệu chứng nặng, nhất là các đối tượng như: trẻ em, người già, phụ nữ có thai, cụ thể:
- Nhiễm trùng tai
Virus cúm có thể tấn công trực tiếp vào tai trong, trẻ em là đối tượng dễ mắc phải. Trẻ bị sổ mũi, hắt hơi, ho thường có dịch tích tụ trong tai. Điều này có thể tạo điều kiện cho các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
- Viêm xoang
Giống như nhiễm trùng tai, viêm xoang có thể phát triển do cúm. Virus có thể tấn công trực tiếp hoặc gián tiếp vào xoang.
Cảm cúm tạo ra chứng viêm và tích tụ chất lỏng trong xoang. Điều này có thể tạo điều kiện cho các vi trùng khác xâm nhập và gây nhiễm trùng xoang.
- Bệnh hen suyễn tồi tệ hơn
Những người bị bệnh hen suyễn có thể gặp các triệu chứng tồi tệ hơn khi bị cúm. Virus gây viêm đường hô hấp và dẫn đến tăng nhạy cảm với các chất gây dị ứng và các tác nhân gây hen suyễn khác.
- Viêm phổi
Cảm cúm là một nguyên nhân phổ biến của bệnh viêm phổi. Viêm phổi với cúm có thể gây chết người. Nó có thể gây tích tụ chất lỏng và làm giảm lượng oxy cung cấp cho phổi và các mô khác trong cơ thể.
- Co giật
Trẻ em thường có nguy cơ bị co giật do cúm. Một nghiên cứu từ Đại học Utah Trusted Source cho thấy rằng bệnh cúm lợn gây ra nhiều biến chứng thần kinh ở trẻ em hơn so với bệnh cúm theo mùa.
Trẻ em bị cúm theo mùa kèm theo sốt cũng có thể bị "sốt co giật". Điều này thường xảy ra với nhiệt độ cơ thể từ 102 ° F (trên 38,5 độ C) trở lên. Các cơn co giật do sốt thường chỉ kéo dài một hoặc hai phút. Chúng thường không gây ra tổn thương vĩnh viễn.
- Chuyển dạ sinh non và sinh con
Phụ nữ mang thai bị cúm có nguy cơ bị bệnh nặng và các biến chứng khác. Nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt là những bệnh có thể gây viêm phổi, có liên quan đến việc sinh con nhẹ cân, tỷ lệ sinh non cao hơn.
Bệnh cúm cũng có thể gây hại cho thai nhi đang phát triển. Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy những bà mẹ bị cảm cúm kèm theo sốt có nhiều khả năng sinh ra những đứa trẻ bị dị tật về não và cột sống.
Để đảm bảo sức khỏe cho toàn bộ nhân viên, tránh việc bùng phát dịch cúm, mọi người nên thực hiện một số cách phòng tránh cúm như sau:
- Tất cả nhân viên nên tiêm chủng ngừa cúm theo mùa. CDC khuyến cáo trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên nên chủng ngừa cúm hàng năm. Mặc dù có nhiều loại virus cúm khác nhau nhưng vắc-xin cúm được sản xuất để bảo vệ chống lại ba chủng cúm chính mà nghiên cứu chỉ ra rằng sẽ gây bệnh nhiều nhất trong mùa cúm, cụ thể là cúm A (H1N1), vi rút cúm A (H3N2) và virus cúm B.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiêm phòng cúm có khả năng giảm tỷ lệ tử vong do cúm đến 70-80%, ngăn ngừa biến chứng và giảm 60% bệnh tật liên quan đến cúm. Hơn nữa, tiêm phòng vaccine giảm tỷ lệ nhập viện với những người có bệnh nền, triệu chứng của bệnh nhẹ và thời gian bị bệnh ngắn hơn.
- Nếu nhân viên cảm thấy bị ốm nên xin phép làm việc tại nhà ít nhất 24 giờ sau khi hết sốt. Tuy nhiên không phải ai bị cúm cũng sẽ bị sốt. Vì vậy, những người bị nghi ngờ hoặc được xác nhận mắc bệnh cúm, nhưng không bị sốt, nên nghỉ làm ở nhà ít nhất 4-5 ngày sau khi bắt đầu các triệu chứng. Người bị cúm dễ lây lan nhất trong 3 ngày đầu tiên của bệnh.
- Tránh tiếp xúc gần với người có các triệu chứng như ho, sổ mũi,…
- Vệ sinh sạch sẽ môi trường làm việc, thường xuyên khử khuẩn, lau dọn để làm giảm vi khuẩn tích tụ. Cần đặc biệt chú ý đến việc vệ sinh các bề mặt dùng chung như bàn làm việc, bàn phím, tay nắm cửa và điện thoại, vì những khu vực này thường là nơi sinh sản của vi khuẩn.
Một số nghiên cứu cho thấy nếu virus xuất hiện trên các bề mặt dùng chung trong văn phòng, chẳng hạn như tay nắm cửa và bàn làm việc, nó có thể lây lan bệnh từ 40% đến 60% cho nhân viên chỉ trong vòng 2-4 giờ. Điều này có thể giảm từ 80% đến 99% chỉ đơn giản bằng cách lau các bề mặt dùng chung thường xuyên bằng khăn lau khử trùng và đảm bảo tất cả nhân viên thực hiện vệ sinh tốt.
- Xây dựng các hành động phòng ngừa để giảm sự lây lan của bệnh cúm. Ví dụ: rửa tay với xà phòng, đeo khẩu trang, hạn chế nói chuyện khi có một số triệu chứng giống cúm, che miệng và mũi bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi.
- Tránh chạm vào mắt, mũi hay miệng. Hành động này có thể khiến bạn bị nhiễm cúm vì vi khuẩn thường bám ở mọi bề mặt xung quanh, nếu bạn chạm vào các vật dụng nhiễm khuẩn mà không khử khuẩn thì tay bạn sẽ dính vi khuẩn gây bệnh.
- Xây dựng chế độ ăn uống tăng cường sức đề kháng. Các bạn có thể lựa chọn những thực phẩm giàu vitamin, protein và kẽm.
- Tập luyện thể dục thường xuyên, điều này sẽ giúp tăng cường miễn dịch, phòng tránh được các bệnh cúm mùa.
Nguồn tham khảo:
- Preventative Techniques for Cold and Flu in the Workplace
- Preventing the Spread of Flu in the Workplace
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn