'Làng mới' và sự phát triển thần kì của Hàn Quốc (P4)

15:00 | 01/04/2016;
ừ một nước nghèo nàn, lạc hậu, Phong trào Làng mới (Saemaul undong) cách đây hơn 40 năm không những làm thay đổi diện mạo đất nước Hàn Quốc mà còn tạo nên sự phát triển thần kì của quốc gia này. Trong sự phát triển ấy có đóng lớn của phụ nữ Hàn Quốc.

        BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA PHONG TRÀO LÀNG MỚI

Phong trào Làng mới ngày nay chú trọng tới chất lượng cuộc sống phù hợp với phong trào cơ sở ở nước đã phát triển trong thế kỷ 21, vì vậy nó khác với phong trào trước đây chủ yếu tập trung vào phúc lợi vật chất. Phong trào ngày nay tập trung vào 3 nguyên tắc (3C): Thay đổi (change) là động lực cho sự tiến bộ và cải tiến, đặc biệt trong kỷ nguyên cạnh tranh gay gắt hiện nay; phong trào ở cơ sở cũng phải thích ứng với sự thay đổi để có thể đứng vững được; thay đổi là nguyên tắc của sự thích ứng và phát triển; Thách thức (challenge) bắt đầu từ niềm tin và sự tự tin; để trở thành một nước tiên tiến phải vượt qua nhiều thử thách và khó khăn; tinh thần chấp nhận thử thách đòi hỏi phải phát triển phong trào cơ sở để đối phó các thách thức; Sáng tạo (creativity) - tư duy mới, tạo giá trị mới. Khi khó khăn vướng mắc xuất hiện cần có tư duy để giải quyết vấn đề và khi đó nảy sinh sự sáng tạo, vì vậy cần phát triển sự sáng tạo, tài năng và giáo dục, đào tạo có vai trò quan trọng. Trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế là điều không thể tránh khỏi, cần tạo dựng một phong trào cơ sở có thể gắn kết sự đồng cảm của dân tộc và phát triển tinh thần dân tộc để phát triển nhờ thúc đẩy sự sáng tạo. Sự sáng tạo làm cơ sở cho sự phát triển của tổ chức và quốc gia.

nong-thon-hq.jpg
Hàn Quốc hiện chú trọng tới chất lượng đời sống của người nông dân

Phong trào ở cơ sở ngày nay đi sâu vào các lĩnh vực sau: Phong trào Hàn Quốc xanh – phong trào Saemaul xanh nhằm xây dựng xã hội xanh sử dụng ít các-bon, tăng trưởng xanh, thúc đẩy lối sống xanh…, Phong trào Hàn Quốc thông minh – phong trào nâng cao chân giá trị của dân tộc, liên quan tới việc nâng cao vị thế, hình ảnh dân tộc và giá trị thương hiệu quốc gia, …; Phong trào Hàn Quốc hạnh phúc - phong trào cộng đồng trong đó người dân muốn sống bên nhau không có đau khổ, nhằm tạo ra một xã hội, trong đó các giai tầng yếu thế và người nghèo có cuộc sống không phải lo lắng nhờ phát huy tinh thần tương trợ, tạo sự hòa nhập xã hội, ví dụ thông qua các dự án chăm sóc người cao tuổi cô đơn; sửa nhà cho những đối tượng yếu thế; hỗ trợ các gia đình đa văn hóa hoặc các dự án thí điểm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, trong đó tạo việc làm cho những đối tượng dễ bị tổn thương; các lễ hội khuyến khích văn hóa chia sẻ, giao lưu giữa khu vực nông thôn và thành thị…; Phong trào Hàn Quốc toàn cầu - toàn cầu hóa Phong trào Làng mới, trong đó Hàn Quốc chia sẻ với các nước khác mô hình phát triển, kinh nghiệm thành công trong xóa đói nghèo.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn