Mô hình “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em” tại thôn Tân Lập, xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh, được thành lập từ năm 2019, đến nay mô hình đã thu hút 50 thành viên tham gia sinh hoạt thường xuyên một lần 1 tháng.
Tại các buổi sinh hoạt ban điều hành sẽ tuyên truyền đến các thành viên những nội dung như kiến thức phòng chống xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em, phòng chống bạo lực gia đình, vận động người thân hàng xóm phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em, an toàn giao thông, chia sẻ các tình huống không an toàn tại cộng đồng.
Đồng thời ban điều hành còn đến các hộ dân để lắng nghe chia sẻ về những khó khăn, tìm cách hòa giải vướng mắc, mâu thuẫn trong gia đình góp phần làm cho cuộc sống người dân được yên ấm, hạnh phúc hơn. Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, thăm hỏi động viên phụ nữ và trẻ em khi đau ốm gia đình có chuyện vui, buồn. Xây dựng quỹ để kịp thời động viên các thành viên khi ốm đau, hoạn nạn hoặc hỗ trợ các hội viên vay vốn để phát triển kinh tế.
Từ khi thực hiện mô hình “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em” nhận thức của hội viên và nhân dân về an toàn đối với phụ nữ và trẻ em trong thôn được nâng lên rõ rệt. Trong thôn không xảy ra tình trạng bạo lực với phụ nữ, trẻ em; hội viên phụ nữ đã mạnh dạn chia sẻ kiến thức, kỹ năng để xây dựng gia đình. 100% trẻ em trong độ tuổi đều được đi học, được quan tâm chăm sóc, phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao trong chi hội được nâng cao. 98% gia đình trong thôn đạt gia đình văn hóa.
Chị Hà Thị Thơm, thôn Tân Lập, xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh chia sẻ: “Từ khi thực hiện mô hình làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em thì không chỉ phụ nữ chúng tôi mà tất cả các thành viên trong gia đình đều thay đổi về nhận thức bình đẳng giới, cách bảo vệ chăm sóc phụ nữ và trẻ em. Các ông chồng sẵn sàng chia sẻ việc nhà với vợ con để phụ nữ chúng tôi có nhiều thời gian dành cho bản thân, tham gia các hoạt động như văn hóa văn nghệ thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe, đời sống của chị em phụ nữ trong thôn hiện nay thay đổi rất nhiều.”
Sau khi thành lập mô hình sinh hoạt mỗi tháng một lần theo các chủ đề và lồng ghép nhóm tiết kiệm góp vốn xoay vòng trong các thành viên vay nhằm giúp nhau phát triển kinh tế. Qua 3 năm triển khai các thành viên đã góp được trên 100 triệu đồng, bình xét cho 50 lượt thành viên vay vốn.
Trong công tác xây dựng nông thôn mới, mô hình đã góp phần vào tiêu chí để thắp sáng sau khi được hỗ trợ một phần kinh phí từ hội cấp trên. Mô hình đã mua 20 bóng đèn thắp sáng các đoạn đường có nguy cơ mất an toàn giao thông, Cùng với đó mô hình đã thường xuyên phối hợp với công an và tư pháp xã tuyên truyền, tư vấn giáo dục pháp luật, về luật hôn nhân gia đình, luật bình đẳng giới, phòng chống tội phạm và ma túy.
Kết quả từ năm 2019 đến nay tình trạng bạo lực gia đình và vi phạm pháp luật trong phương thẳng hàng bên cạnh đó mô hình còn lồng ghép sinh hoạt vào tuyên truyền các phong trào xây dựng nông thôn mới, câu lạc bộ Liên thế hệ, câu lạc bộ 5 không 3 sạch và sạch duy trì thường xuyên vệ sinh môi trường đoạn đường phụ nữ tự quản và đường hoa phụ nữ.
Bà Lê Thị Mai- Chủ tịch Hội LHPN xã Tân Phúc sau 3 năm thành lập với nhiều hoạt động thiết thực ý nghĩa từ mô hình thì nhận thức của hội viên được nâng lên rõ rệt. Các thành viên trong mô hình qua các kỳ sinh hoạt đã mạnh đã chia sẻ các kiến thức, kỹ năng, xây dựng gia đình chăm sóc bảo vệ trẻ em, phòng chống bạo lực xâm hại trẻ em. Từ hiệu quả của mô hình thì chúng tôi cũng đã nhân rộng mô hình ra các thôn bản trên địa bàn xã”.
Để mô hình hoạt động hiệu quả đi sâu vào đời sống dân cư, mô hình thực hiện hòm thư góp ý được đặt tại nhà văn hóa thôn mở định kỳ 1 tuần 1 lần. Hoạt động này đã phát huy tính dân chủ, nâng cao quyền và trách nhiệm của cán bộ hội viên và cộng đồng dân cư trong bảo vệ phụ nữ trẻ em. Đặc biệt là có thể tố giác nên khi phát hiện các hành vi gây mất an toàn cho phụ nữ trẻ em.
Đồng thời lắp đặt bóng đèn- đặc điểm cảnh báo tại các khu vực có nguy cơ mất an toàn như nơi ít người qua lại đoạn đường tối vắng, địa điểm công cộng. Mô hình làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em được thành lập tại thôn Tân Lập, xã Tân Phúc qua một thời gian hoạt động đã đem lại hiệu quả thiết thực .
Mô hình được thành lập bước đầu đã tạo được sự lan tỏa trong cách ứng xử, xây dựng nếp sống của người dân, tình làng nghĩa xóm. Đây thật sự là một mô hình có ý nghĩa thiết thực, là điểm tựa vững chắc cho phụ nữ và trẻ em nhất là bảo vệ, giúp đỡ cho các đối tượng yếu thế có được cuộc sống tốt đẹp hơn
Với sự quan tâm của Hội LHPN các cấp, cấp ủy chính quyền và các đoàn thể hiện phương mô hình được kỳ vọng sẽ hoạt động ngày càng hiệu quả hơn với những cách làm phù hợp có hiệu quả để giúp phụ nữ trẻ em ở các làng quê thật sự có được cuộc sống tình cảnh bình yên ấm no và hạnh phúc.
Trong thời gian tới Hội LHPN huyện Lang Chánh sẽ tiếp tục chỉ đạo các cấp hội thực hiện tốt các cuộc vận động như xây dựng "gia đình 5 không, 3 sạch", xây dựng mô hình làng quê an toàn gắn với xây dựng nông thôn mới, duy trì và thực hiện tốt hoạt động phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế từng bước nâng cao đời sống cho môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em tại địa phương.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn