PV: Xin bà cho biết về những kết quả đạt được trong quá trình triển khai nhiệm vụ thực hiện Dự án 8 năm 2023?
Bà Ngô Hồng Thắm: Với Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” năm 2023, chúng tôi đã triển khai những nội dung sau: Xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể từng lĩnh vực như Tuyên truyền vận động xóa bỏ định kiến; Xây dựng Tổ truyền thông cộng đồng...
Triển khai hoạt động tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ, trẻ em.
Đồng thời chỉ đạo Hội LHPN các xã tham mưu cho UBND xã lựa chọn các thành viên Tổ truyền thông cộng đồng đảm bảo theo quy định để ban hành quyết định thành lập tổ. Sau đó Hội LHPN huyện đã tổ chức 2 lớp tập huấn nâng cao năng lực, hướng dẫn vận hành và quản lý Tổ truyền thông cho 200 thành viên và chỉ đạo các xã tiến hành ra 20 mắt Tổ truyền thông cộng đồng thành lập năm 2023
PV: Hội LHPN có phương pháp triển khai như thế nào để đạt được kết quả như vậy?
Bà Ngô Hồng Thắm: Để hoàn thành khối lượng công việc trên, việc đầu tiên chúng tôi làm là bắt tay tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch chi tiết, gửi tới Hội LHPN các xã để họ nắm được nội dung kế hoạch để triển khai. Sau đó, chúng tôi tích cực triển khai đồng bộ theo từng cụm xã. Xã vùng cao, vùng xa, khó khăn hơn thì làm trước; ở các xã có điều kiện thuận lợi hơn thì chúng tôi tuyên truyền thúc đẩy địa phương xã đó chủ động thực hiện theo kế hoạch mà cấp huyện đã ban hành.
Để có những kết quả đó, Hội LHPN huyện và cơ sở đã tập trung bắt tay vào làm; Cấp ủy/chính quyền địa phương rất quan tâm và chỉ đạo các ngành liên quan có sự phối hợp tốt với Hội LHPN huyện và cơ sở. Nhờ đó mà tiến độ công việc cũng được triển khai khá đồng bộ và trôi chảy hơn.
PV: Quá trình chúng tôi đi thực tế ở địa phương, một số Hội viên cho hay, Hội LHPN huyện, xã cũng áp dụng phương pháp áp dụng truyền thông trên nền tảng số và cả mạng xã hội?
Bà Ngô Hồng Thắm: Vâng, đúng như vậy, với đặc thù địa bàn rộng, đồng thời hiện nay việc áp dụng truyền thông số, mạng xã hội cũng thuận lợi. Vậy nên chúng tôi cũng chủ động vận dụng để tuyên truyền.
Cụ thể là chúng tôi xây dựng mạng lưới truyền thông trên nền tảng số để chia sẻ, kết nối hoạt động của các Tổ truyền thông (ứng dụng Zalo/facebook trong công tác truyền thông, chia sẻ, cập nhật thông tin của tổ truyền thông)
Để thúc đẩy phong trào, chúng tôi cũng Tổ chức giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm triển khai mô hình giữa các xã trên địa bàn huyện. Trong đó nhấn mạnh đến việc thực hiện các chiến dịch truyền thông xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em.
Tổ chức Hội nghị tuyên truyền/chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tại 20 tổ truyền thông cộng đồng.
Xây dựng Chương trình truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng tại địa phương. Các chương trình sẽ được phát trên sóng phát thanh, trên hệ thống loa phát thanh xã bằng tiếng phổ thông và tiếng dân tộc (Xây dựng Chương trình truyền thông bằng tiếng Việt, tiếng Mông, tiếng Dao phát trên sóng Đài Truyền thanh Bảo Yên (4 Chương trình: 2 bằng tiếng Việt, 2 bằng tiếng Mông, Dao).
PV: Trong thời gian tới, Hội LHPN huyện Bảo Yên có phương hướng, nhiệm vụ như thế nào?
Bà Ngô Hồng Thắm: Mục tiêu trong thời gian tới, chúng tôi xác định việc đẩy mạnh xây dựng và nhân rộng các mô hình "thay đổi nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em. Với các hoạt động cụ thể là: Thí điểm và nhân rộng mô hình địa chỉ tin cậy hỗ trợ bảo vệ phụ nữ là nạn nhân bạo lực gia đình.
Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị (gồm 4 hoạt động)
Đảm bảo tiếng nói và vai trò của phụ nữ trong các vấn đề kinh tế - xã hội tại địa phương.
Đảm bảo tiếng nói và vai trò của trẻ em gái trong phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng thông qua mô hình CLB "Thủ lĩnh của sự thay đổi".
Thành lập CLB "Thủ lĩnh của sự thay đổi" tại trường THCS và cộng đồng, với mục tiêu là Thành lập 10 CLB tại các trường học và thôn bản.
Tập huấn hướng dẫn thành lập và vận hành CLB "Thủ lĩnh của sự thay đổi" (10 lớp tại các trường và thôn bản; 32 người/lớp).
Đẩy mạnh công tác giám sát và đánh giá về thực hiện bình đẳng giới trong chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) DTTS&MN.
Tổ chức Sơ kết đánh giá, rút kinh nghiệm, triển khai thực hiện Dự án 8 và thực hiện Bình đẳng giới trong CTMTQG.
Tổ chức tổng kết năm gắn với sơ kết giữa kỳ đánh giá, rút kinh nghiệm, triển khai thực hiện Dự án 8 và thực hiện bình đẳng giới trong CTMTQG.
PV: Xin cảm ơn bà!
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn