Lao động bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài sẽ được hỗ trợ

13:58 | 10/09/2021;
Tại Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất, lao động bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài có thể được hỗ trợ tới 15 triệu đồng.

Trong quá trình xây dựng các văn bản dưới luật để thực thi Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi), Bộ LĐ-TB&XH đã đề nghị tăng mức hỗ trợ cho người lao động, thân nhân của người lao động tại Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước.

Trong đó, điểm đáng chú ý, Dự thảo Quyết định về Hỗ trợ cho người lao động trong trường hợp gặp rủi ro (Điều 6), với trường hợp người lao động phải về nước trước thời hạn do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài.

Mức hỗ trợ với các trường hợp nêu trên có thể tới 15 triệu đồng/trường hợp nếu người lao động có thời gian làm việc thực tế dưới 1/2 thời hạn hợp đồng. Mức hỗ trợ là 10 triệu đồng/trường hợp nếu có thời gian làm việc thực tế từ 1/2 thời hạn hợp đồng trở lên.

Dự thảo Quyết định cũng nêu rõ trình tự, thủ tục để người lao động nhận hỗ trợ, cụ thể:

Người lao động hoặc người được ủy quyền gửi đề nghị hỗ trợ tới Cơ quan điều hành Quỹ hoặc thông qua doanh nghiệp, tổ chức đưa đi.

Trong đó, tài liệu cần có gồm:

Bản chính, hoặc bản sao có chứng thực các văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại xác nhận người lao động bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài.

Dự thảo Quyết định Thủ tướng về Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước gồm 5 chương và 14 Điều.

Trong đó quy định về thành lập và nguồn hình thành Quỹ, về hoạt động hỗ trợ tài chính của Quỹ, về cơ chế hoạt động và cơ cấu tổ chức quản lý Quỹ…

Qua đó đảm bảo quyền và lợi ích cho người lao động cũng như tạo hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch trong việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Ý kiến bằng văn bản của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về trường hợp người lao động phải về nước.

Chứng cứ bằng hình ảnh về việc người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài.

Xác nhận của Bộ LĐ-TB&XH cho từng trường hợp về nước.

Dự thảo Quyết định cũng nêu rõ, trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cơ quan điều hành Quỹ thực hiện hỗ trợ theo quy định.

Hỗ trợ lao động bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài - Ảnh 2.

Đề xuất hỗ trợ tiền cho lao động bị ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài. Ảnh minh họa KT

Bên cạnh đó, tại Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH cũng đề xuất tăng mức hỗ trợ cho người lao động, thân nhân của người lao động từ Quỹ này.

Cụ thể, hỗ trợ cho thân nhân của người lao động bị chết hoặc mất tích trong thời gian làm việc ở nước ngoài, mức 30 triệu đồng/trường hợp (mức này tăng 3 lần so với mức hỗ trợ hiện hành).

Dự thảo cũng đề xuất hỗ trợ cho người lao động phải về nước trước thời hạn do bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, ốm đau bệnh tật đến mức không còn khả năng tiếp tục làm việc, với mức từ 15 đến 20 triệu đồng, tùy vào thời gian làm việc thực tế của người lao động.

Để tạo điều kiện cho người lao động phải về nước trước hạn vì lý do khách quan sớm ổn định cuộc sống, ngoài hỗ trợ trực tiếp cho người lao động khi gặp rủi ro, sau khi về nước nếu người lao động có nhu cầu hỗ trợ học nghề để tìm việc làm, được Quỹ hỗ trợ chi phí đào tạo nghề có thời hạn dưới 3 tháng, mức bằng 70% chi phí đào tạo thực tế của khóa học nhưng tối đa không quá 3 triệu đồng/lao động.

Không phân biệt về giới đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Đánh giá về lồng ghép giới, Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, Dự thảo Quyết định không ảnh hưởng đến cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụ hưởng các quyền, lợi ích của mỗi giới do các nội dung trong Quyết định được áp dụng chung, không có sự phân biệt về giới đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn