Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 400 triệu người trên thế giới mắc bệnh tiểu đường, 1,5 triệu ca tử vong mỗi năm. Đây là một tình trạng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến suốt đời.
Phổ biến nhất là bênh tiểu đường loại 2, thường ở người lớn, xảy ra khi cơ thể trở nên đề kháng với insulin hoặc không tạo đủ insulin.
Bệnh tiểu đường loại 1 từng được gọi là bệnh tiểu đường vị thành niên hoặc bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin, là một tình trạng mãn tính trong đó tuyến tụy tự sản xuất ít hoặc không có insulin.
Đây là lý do tại sao các chuyên gia khuyên bạn nên thường xuyên quan tâm đến chế độ ăn uống và lối sống để quản lý lượng đường huyết trong cơ thể.
Theo nhật báo Anh Express, một nghiên cứu đã phát hiện hành tây có sẵn trong bếp, có thể giảm mức đường huyết tới 50%.
Anthony Ojieh, tác giả chính của nghiên cứu tại Đại học Delta State ở Abraka, Nigeria cho biết: "Hành tây giá rẻ, lại có sẵn trong bếp của mỗi nhà. Chúng có tiềm năng sử dụng trong điều trị bệnh tiểu đường".
Các hợp chất chịu trách nhiệm làm giảm lượng đường trong máu là quercetin và các hợp chất lưu huỳnh, có tác dụng chống bệnh tiểu đường.
Quercetin, là một flavonoid, đã được chứng minh tương tác với các tế bào trong ruột non, tuyến tụy, mô mỡ và gan để kiểm soát sự điều hòa lượng đường trong máu toàn cơ thể.
Theo một nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Environmental Health Insights, hành tây hoạt động tốt nhất trên cơ thể chúng ta khi được tiêu thụ ở dạng sống và tươi.
Hành tây có thể được coi là một loại thuốc trị bệnh tuy nhiên có thể biến thành chất động gây nguy hiểm khi kết hợp với những sản phẩm sau:
Hành tây kết hợp với mật ong có thể tạo ra canxi oxalat, dễ gây sỏi thận. Khi chế biến các món có hành tây, chúng ta nên nhớ tuyệt đối không cho thêm mật ong vào món ăn, đồ uống. Bởi sự kết hợp tưởng chừng vô hại này có thể tạo ra chất gây tổn thương cho vùng mắt, nếu ăn lượng lớn, người dùng có thể bị mù.
Cho nên, để bảo vệ mắt, khi chế biến món ăn, món nào đã dùng mật ong thì không dùng thêm hành tây và ngược lại.
Ăn hành tây và đậu nành cùng nhau sẽ ảnh hưởng đến khả năng cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng trong đậu nành, làm giảm giá trị dinh dưỡng của 2 loại thực phẩm.
Vì chứa nhiều axit oxalic nên hành tây không phải loại thực phẩm phù hợp để ăn chung với tảo bẹ. Do tảo bẹ chứa nhiều i ốt và canxi nên ăn cùng nhau có thể tạo ra một lượng lớn sỏi trong cơ thể.
Hành tây kết hợp với tôm sẽ hình thành canxi oxalate, làm gia tăng nguy cơ hình thành sỏi canxi-oxalate. Do đó, khi nấu ăn, dù thích tôm đến mấy, cũng không nên nấu chung với loại thực phẩm này.
Cá chứa nhiều dưỡng chất, rất giàu protein, cực tốt cho sức khỏe nhưng khi kết hợp với hành tây sẽ khiến protein của cá bị kết tủa, lắng đọng ở dạ dày, không những làm giảm dưỡng chất, còn gây ra hiện tượng khó tiêu, đầy bụng.
Hành tây + mướp đắng: Nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.
Hành tây + trứng: Cải thiện tỷ lệ hấp thụ vitamin C và vitamin E trong cơ thể.
Hành + tỏi: Chống ung thư, chống vi khuẩn, chống viêm.
Hành tây + thịt lợn nạc: Có tác dụng tráng dương, nhuận tràng.
Hành tây + gan lợn: Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể như: protein, vitamin A, giúp sáng mắt, bổ máu.
Lưu ý, bạn không nên ăn quá nhiều hành tây cùng một lúc bởi nó dễ gây kích ứng và gây sốt. Những người bị ngứa ngoài da, có bệnh về mắt, dạy dày, viêm phổi nên hạn chế sử dụng thực phẩm này. Bên cạnh đó, hành tây có vị cay nồng, tính ấm nên người đang bị sốt nên thận trọng.
Tổng hợp
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn