Quả trâm (trái trâm) là một loài cây mọc dại ở Việt Nam và là đặc sản mùa hè được nhiều người yêu thích. Loại quả này có màu tím, vị chua ngọt và hơi chát. Nổi bật hơn cả là quả trâm rất ít calo, giàu vitamin C và nhiều khoáng chất, chất chống oxy hoá có lợi cho sức khoẻ.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ - USDA, giá trị dinh dưỡng trong 100g quả trâm bao gồm:
- Năng lượng 60 kcal
- Carbohydrate 15,56 g
- Chất béo 0,23 g
- Chất đạm 0,72 g
- Nước 83,13 g
- Vitamin A 3 IU
- Vitamin B1 0,006 mg (1%)
- Vitamin B2 0,012 mg (1%)
- Niacin (vitamin B3) 0,260 mg (2%)
- Axit pantothenic (B5) 0,160 mg (3%)
- Vitamin B6 0,038 mg (3%)
- Vitamin C 14,3 mg (17%)
- Canxi 19 mg (2%)
- Sắt 0,19 mg (1%)
- Magiê 15 mg (4%)
- Phốt pho 17 mg (2%)
- Kali 79 mg (2%)
- Natri 14 mg (1%)
Ngoài các dưỡng chất trên, quả trâm còn chứa các thành phần hoá học khác như Anthocyanins, axit ellagic, glucoside, isoquercetin, kaemferol và myrecetin. Ancaloit jambosine và glycoside antimellin hoặc jambolin được cho là có trong hạt của quả trâm.
Quả trâm là nguồn cung cấp nhiều thành phần dinh dưỡng khác nhau nên đem lại rất nhiều lợi ích đối với sức khoẻ.
- Tốt cho máu
Là nguồn cung cấp vitamin C và sắt tuyệt vời, quả trâm có thể làm tăng số lượng hemoglobin. Trong khi sắt hoạt động như một chất thanh lọc máu, số lượng hemoglobin tăng lên cho phép máu của bạn mang nhiều oxy hơn đến các cơ quan và giữ cho cơ thể bạn khỏe mạnh.
- Kiểm soát bệnh tiểu đường
Quả trâm có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường do Jamboline và Jambosine có trong hạt của quả trâm làm chậm lượng glucose trong máu và tăng giải phóng insulin. Loại quả này còn làm giảm các triệu chứng tiểu đường như đi tiểu thường xuyên và khát nước.
- Tốt cho sức khoẻ tim mạch
Quả trâm có lợi cho việc duy trì sức khỏe tim mạch và phòng ngừa các vấn đề về tim. Chất xơ và chất chống oxy hóa trong loại quả này rất lý tưởng để điều chỉnh mức cholesterol và ngăn ngừa sự hình thành mảng bám.
Hơn nữa, quả trâm còn chứa kali giúp ngăn ngừa các bệnh như đột quỵ, huyết áp cao và các vấn đề về tim.
Loại quả này cũng chứa các chất dinh dưỡng quan trọng khác như axit ellagic/ellagitannin, anthocyanin có đặc tính chống viêm đáng kể. Những người thường xuyên tiêu thụ quả trâm có thể ngăn ngừa động mạch bị xơ cứng.
- Tốt cho hệ tiêu hoá
Quả trâm có thể giúp giải quyết các vấn đề về dạ dày. Đặc biệt, loại quả này có chứa tannin và flavonoid, có thể thúc đẩy giảm viêm, hỗ trợ vi khuẩn có lợi trong đường ruột, từ đó hỗ trợ cải thiện tiêu hoá.
Ngoài ra, loại quả này còn giàu vitamin A và C giúp giải độc cơ thể và điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt, quả trâm có đặc tính làm giảm sự hình thành khí, do đó giúp giảm đầy hơi, chướng bụng và táo bón.
Quả trâm cũng có đặc tính kháng axit ngăn ngừa sự hình thành axit dư thừa trong dạ dày. Do đó, có thể giúp điều trị các vấn đề về chứng khó tiêu, viêm dạ dày, các vấn đề về loét và cũng thúc đẩy sự hấp thụ chất dinh dưỡng.
- Chống lại các vấn đề hô hấp
Quả trâm được coi là một bài thuốc truyền thống có tác dụng điều trị mọi loại vấn đề về đường hô hấp.
Loại quả này được biết đến là có nhiều loại kháng sinh mạnh và đặc tính chống viêm giúp điều trị các vấn đề như hen suyễn, cảm lạnh thông thường và cúm.
Quả trâm còn được cho là có tác dụng làm loãng dịch nhầy tích tụ trong mũi và ngực, do đó giúp dễ thở hơn, rất tốt cho những người bị hen suyễn và viêm phế quản.
- Giúp giảm cân
Vì quả trâm là loại trái cây ít calo và chứa nhiều chất xơ nên rất lý tưởng để đưa vào chế độ ăn kiêng giảm cân. Loại quả này giúp cải thiện tiêu hóa và giúp giảm tình trạng giữ nước trong cơ thể.
Hơn nữa, khi tiêu thụ quả trâm sẽ giúp cơ thể tăng cường quá trình trao đổi chất, thỏa mãn cơn đói và giúp bạn no lâu hơn.
Quả trâm còn chứa axit gallic và axit ellagic được biết đến với tác dụng cải thiện rối loạn chuyển hóa và hỗ trợ giảm cân từ từ.
- Giúp cho làn da khoẻ mạnh và rạng rỡ
Quả trâm giúp giải độc và thanh lọc máu, từ đó giúp da bạn rạng rỡ và tươi sáng. Loại quả này cũng có đặc tính làm se giúp điều trị mụn trứng cá và các vết thâm.
Các đặc tính của Vitamin C trong quả trâm cũng giúp trung hòa lượng dầu thừa và điều trị các đốm đen. Các chất chống oxy hóa cũng làm giảm nếp nhăn và vết chân chim.
- Phòng ngừa một số bệnh răng miệng
Quả trâm cũng được sử dụng để vệ sinh răng miệng. Loại quả này có lợi trong việc tăng cường răng và nướu. Các đặc tính kháng khuẩn và sự hiện diện của Vitamin K có trong quả trâm giúp ngăn ngừa chảy máu nướu răng.
Trong số nhiều chất dinh dưỡng khác, Vitamin A, C, canxi, axit folic và phytosterol giúp duy trì các mô khỏe mạnh bên trong miệng. Bạn cũng có thể sử dụng lá của cây trâm sấy khô và nghiền thành bột, sau đó sử dụng dưới dạng bột đánh răng để tăng cường nướu và răng.
- Chống lại nhiễm trùng
Quả trâm đã được sử dụng như một phương thuốc cổ xưa để chống lại vi khuẩn và bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng. Các đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm có trong chiết xuất từ quả này không chỉ loại bỏ vi khuẩn và vi khuẩn mà còn có tác dụng điều trị và chữa lành vết thương.
Các đặc tính hoạt tính sinh học trong quả trâm làm giảm mệt mỏi và suy nhược, giúp bạn tràn đầy năng lượng và tươi mới. Các hợp chất phenolic trong loại quả này cũng tăng cường khả năng miễn dịch.
Mặc dù có lợi cho sức khoẻ. Tuy nhiên, bạn nên bổ sung quả trâm vào chế độ ăn uống một cách cân bằng, không nên ăn quá nhiều và lưu ý một số vấn đề:
- Tránh ăn nghệ cùng lúc với quả trâm vì có thể kích hoạt nhiều phản ứng với cơ thể và gây kích ứng dạ dày.
- Không nên kết hợp sữa với quả trâm vì có thể gây đầy hơi, đau bụng
- Tránh ăn quả trâm lúc đói vì tính chua của loại quả này có thể gây kích ứng dạ dày, đặc biệt những người hay bị trào ngược axit.
Trên đây là giá trị dinh dưỡng, lợi ích và những lưu ý khi ăn quả trâm. Bạn có thể ăn trái trâm như một loại hoa quả thông thường hoặc chế biến thành nước ép. Ngoài quả trâm, bạn cũng nên bổ sung đa dạng các loại trái cây khác để đảm bảo bổ sung đa dạng nguồn thực phẩm và dinh dưỡng cho cơ thể.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn