Amla, tên khoa học là Indian Gooseberry, ở Việt Nam gọi là quả me rừng, là một loài cây quả có nguồn gốc từ Ấn Độ, trái màu vàng, vị chua và đắng nhẹ. Tại Việt Nam, loại quả này phổ biến nhất tại những vùng rừng núi Tây Bắc, trước đây là thứ quả mọc dại. Sau khi biết về giá trị dinh dưỡng của me rừng, nhiều người hái quả, mang bán với giá vài trăm nghìn mỗi kg.
Quả me rừng. (Ảnh minh họa).
Tạp chí Journal of Basic and Clinical Physiology and Pharmacology (JBCPP) từng mô tả, quả me rừng "là món quà thiên nhiên ban tặng cho con người, giúp tránh khỏi những cơn đau, giúp cuộc sống khỏe mạnh hơn". Một nghiên cứu trên Tạp chí Phòng chống Ung thư Châu Âu đã gọi quả này là "loại quả mọng thần kỳ để điều trị và ngăn ngừa ung thư". Một bài báo trên tạp chí Y khoa Pharmacological Research giải thích: "Mỗi bộ phận cây me rừng đều có tác dụng riêng trong việc điều trị bệnh. Nó có thể được sử dụng để điều trị hữu hiệu nhiều bệnh tật cho con người".
Một trong những phát hiện đáng chú ý cho thấy, quả me rừng là thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa cao nhất trên thế giới. Bột khô của quả đã đánh bại "nhà vô địch" đinh hương về lượng chất chống oxy hóa (tính theo trọng lượng), thậm chí gấp hơn 371 lần so với quả việt quất, hàm lượng Vitamin C gấp 20 lần so với quả cam. Ngoài ra, các chất phytochemical, chẳng hạn như tannin và flavonoid trong quả đóng một vai trò trong việc ngăn ngừa ung thư.
Một số nghiên cứu chỉ ra, quả me rừng là một trong ba nhân tố quan trọng làm nên công thức Triphala - một trong những bài thuốc lâu đời của y học cổ truyền Ấn Độ, giúp điều trị xơ vữa động mạch, tiểu đường, các tật về nhãn khoa, xương khớp, béo phì... Trong một nghiên cứu trên Tạp chí Quốc tế về Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng, khi những người mắc tiểu đường dùng khoảng nửa thìa bột quả me rừng mỗi ngày, cholesterol giảm 35% đến 45% trong vòng 3 tuần, tương đương với việc dùng thuốc giả dược trong 6 tháng.
Quả này cũng có tác dụng tuyệt vời đối với các vấn đề tiêu hóa như táo bón. Loại trái cây này giúp bạn chống lại sự lão hóa vì nó có thể làm chậm quá trình thoái hóa tế bào và kéo dài tuổi thọ. Ăn me rừng thường xuyên cũng có thể giữ cho lượng đường trong máu của bạn được kiểm soát và thậm chí giúp giảm cholesterol LDL.
Bột me rừng được sử dụng để chữa bệnh. (Ảnh minh họa)
Không chỉ vậy, lá của cây me rừng còn được coi là thần dược cho tóc vì có đặc tính ngăn ngừa và chữa bệnh tóc gãy rụng cũng như chữa nám, viêm, bạc tóc, làm sạch da đầu và tóc một cách triệt để, do chứa các đặc tính kháng khuẩn. Các vitamin và chất chống oxy hóa dồi dào trong nó ngăn ngừa nhiễm trùng da, bệnh ngoài da và đẩy lùi các dấu hiệu lão hóa.
Theo HDT, bạn có thể chế biến me rừng đa dạng: làm nước ép, muối, sử dụng dạng bột khô, làm ô mai, vắt lấy nước, dầm đường... Quả này được một số nơi bán, giá có thể lên đến nửa triệu đồng mỗi kg.
Loại quả này có thể làm loãng máu. Bạn cũng không nên ăn quả này trước khi phẫu thuật vì nguy cơ chảy máu.
Một số bằng chứng cho thấy me rừng có thể làm giảm lượng đường trong máu. Người bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc loại 2 hoặc các tình trạng quản lý lượng đường trong máu khác nên lưu tâm điều này.
Bạn cũng nên tránh dùng quả me rừng nếu đang mang thai, cho con bú hoặc đang cố gắng thụ thai.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn