Thường bị nhầm lẫn là một loại cỏ dại nhưng thực tế, rau sam (tên khoa học là Portulaca oleracea) là một loại rau ăn được, thậm chí còn chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng, đem đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Y học cổ truyền Trung Quốc xem rau sam là một vị thuốc với công dụng chữa trị được nhiều bệnh. Nhiều người còn ví loại rau này là "món ăn trường thọ" bởi giá trị dinh dưỡng và công dụng tuyệt vời của nó.
Tuy nhiên thời gian trước, Bệnh viện thuộc Trường Đại học Y khoa Chiết Giang, Trung Quốc đã tiếp nhận và điều trị liên tiếp cho 6 bệnh nhân bị tổn thương thận cấp tính với cùng một lý do là ăn rau sam. Đáng chú ý, tất cả đều xuất hiện các triệu chứng bất thường sau khi ăn loại rau này.
Theo báo cáo, một người đàn ông họ Miao ở Thai Châu, Chiết Giang (Trung Quốc) sau khi ăn hai bữa rau sam xào đã khiến chỉ số creatinin trong máu tăng đột biến lên 424,2 umol/L. Gia đình ngay lập tức đưa người này đến bệnh viện, sau khi làm sinh thiết thận, các bác sĩ thấy trong ống thận chứa đầy các tinh thể nhỏ gây bít tắc.
Bác sĩ Hàn Phi, Phó Giám đốc Trung tâm Thận học của Bệnh viện số 1 Đại học Chiết Giang cho biết: "Rau sam có chứa nhiều axit oxalic, một chất có thể kết tinh thành sỏi trong đường tiết niệu, gây tắc nghẽn ống thận, khiến cơ thể không thể bài tiết chất độc kịp thời, cuối cùng gây tổn thương thận cấp tính".
Theo lời bác sĩ Hàn, đặc điểm chung của các bệnh nhân nhập viện là họ ăn trực tiếp một lượng lớn rau sam. Nếu ăn phải một lượng lớn axit oxalic trong thời gian ngắn sẽ dễ gây tổn thương thận cấp tính. Do đó, tốt nhất là nên chần rau sam trước khi ăn, để loại bỏ lượng axit oxalic có trong rau.
Trên thực tế, đối với những người có sức khỏe tốt, các tinh thể trong thận có thể được đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến thận hoặc các bệnh về chuyển hóa khác, lượng lớn axit oxalic trong rau sam sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng tắc nghẽn, thậm chí có thể phá hủy hoàn toàn chức năng của thận.
1. Thực phẩm nhiều đường
Đối với bệnh nhân có axit uric cao, không chỉ nên ăn ít thịt cừu trong cuộc sống hàng ngày, mà đối với các loại thực phẩm gây axit uric cao khác cũng phải hạn chế. Trong số những thực phẩm làm tăng axit uric cao, thực phẩm chứa nhiều đường là đại diện tiêu biểu nhất.
Vì lượng đường cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa axit uric của cơ thể cuối cùng dẫn đến tình trạng axit uric cao. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thận mà còn có thể gây ra các bệnh mãn tính khác.
Để tránh những nguy cơ đến sức khoẻ về lâu về dài, mọi người nên cố gắng ăn càng nhiều trái cây tươi, rau quả và tránh ăn những thực phẩm nhiều đường. Những thực phẩm này không chỉ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng mà còn hạn chế tối đa lượng đường nạp vào cơ thể, tốt cho người bị suy thận.
2. Thực phẩm ngâm chua
Nên tránh sử dụng các loại thực phẩm muối chua trong các bữa ăn hàng ngày, vì chất nitrit trong các loại thực phẩm này dễ gây ung thư. Ngoài ra, hàm lượng muối trong dưa chua cũng rất cao, không chỉ dễ dẫn đến huyết áp cao mà còn làm tăng axit uric trong cơ thể, từ đó dẫn đến các bệnh mãn tính khác nhau trong đó có bệnh gout. Những cơn đau kiểu này nếu không được người bệnh quan tâm kịp thời còn có thể dẫn đến suy thận.
Trong số các món ngâm chua thì cải chua, đậu chua là phổ biến nhất, ngoài ra kim chi cải thảo cũng rất được người ưa chuộng. Mặc dù người dân thường nghĩ những món dưa muối này rất ngon nhưng trong quá trình chế biến những món ăn này có nhiều bước không đảm bảo vệ sinh, dễ khiến cơ thể mắc các bệnh khác nhau. Do đó, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta phải kiểm soát lượng thức ăn ngâm chua.
Ngoài ra, khi ăn đồ chua chung với thịt không chỉ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa mà còn làm tổn thương nghiêm trọng đến niêm mạc đường tiêu hóa, làm tăng nguy cơ bị viêm loét dạ dày, viêm đường tiêu hóa, sinh ra các triệu chứng tiêu chảy. Một khi bệnh chuyển biến nặng hơn có thể dẫn đến các bệnh mãn tính khác, hậu quả để lại cũng vô cùng nghiêm trọng.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn