Loại thực vật ngoại lai xâm lấn
Vào những năm 1970, tại Trung Quốc, một loại thực vật thân leo được rất nhiều người trồng rất làm cây cảnh. Loại cây kể trên có tên gọi là mùng tơi củ, hay còn gọi là mùng tơi Nhật Bản. Nó là một loại cây cây thân leo, bám trên tường hoặc cây khác, bên ngoài nhìn rất giống với mùng tơi - loại ra vô cùng quen thuộc ở Việt Nam. Điểm khác biệt lớn nhất là trên thân của cây mùng tơi củ có mọc rất nhiều "củ" nhỏ. Chúng đều bám trên thân nên dây của mùng tơi củ rất nặng, khi mọc kín có thể kéo đổ cây to mà nó quấn vào.
Theo mô tả trong các sách về thực vật học, mùng tơi củ là cây dây leo, lá mọng thuộc họ mồng tơi. Mùng tơi củ có lá xanh quanh năm, cây mọc từ thân rễ. Lá của nó có màu xanh lục, dày, hình tim, láng mặt và dài khoảng 4-13 cm. Vào mùa thu cây ra hoa màu trắng, nhỏ li ti, mọc thành chùm dài đến 30 cm. Hoa có mùi thơm.
Mùng tơi củ dễ mọc lan vì sinh sản bằng củ và thân rễ, dù chỉ một mẩu nhỏ cũng có thể mọc thành cây mới. Tuy nhiên cây có ra hoa cái và hoa đực nên cũng có thể sinh sôi bằng hạt. Mùng tơi củ có xuất xứ từ Nam Mỹ, vì thế chúng cũng hiện diện ở cả châu Phi, Úc, châu Âu và Bắc Mỹ và châu Đại dương.
Mùng tơi củ là thực vật không ưa nắng gắt, chịu được bóng râm và có thể trồng quanh năm. Nếu được trồng ở những khu vực ẩm ướt và ấm áp, mùng tơi củ sẽ sinh trưởng tốt hơn.
Cây mùng tơi củ được đưa vào châu Á vào những năm 1970, chỉ sau đó một vài năm, nó đã được Trung Quốc đưa vào danh sách các loài ngoại lai xâm lấn gây thiệt hại lớn của quốc gia này. Nguyên nhân là bởi loại cây này có tốc độ sinh trưởng quá nhanh, chỉ cần vài tháng là nó có thể dài thêm từ 3 đến 6 mét. Mùng tơi củ có thể sinh sản từ củ, cành và rễ, chỉ cần tiếp xúc với đất là chúng có thể phát triển.
Tuy nhiên, mùng tơi củ có thể gây nguy hiểm cho hệ sinh thái xung quanh nó. Nó thường tiết ra một số chất khiến các loài thực vật xung quanh không thể phát triển và sinh sản, thậm chí khiến chúng bị chết dần. Sự tồn tại của mùng tơi củ đã gây mất cân bằng sinh thái và thiệt hại lớn về kinh tế của người nông dân. Chính vì thế, người dân Trung Quốc cứ thấy ở đâu có sự xuất hiện của mùng tơi củ là sẽ dùng dao chặt hoặc đốt để ngăn chặn chúng sinh sôi.
Loại thực vật "hái ra tiền"
Mặc dù trong những năm 1970, mùng tơi củ bị liệt vào danh sách loài thực vật xâm lấn khó tiêu diệt nhưng sau khi "giá trị" của nó được các nhà khoa học công nhận thì loài thực vật này đã trở thành cây "hái ra tiền" ở Trung Quốc.
Theo các nhà thực vật học, mùng tơi củ sở dĩ thay đổi được cách nhìn của người nông dân là nhờ 4 nguyên nhân.
Thứ nhất, mùng tơi củ là thảo dược quý hiếm. Mọi bộ phận của nó đều có thể sử dụng làm thuốc. Củ là bộ phận được sử dụng nhiều nhất. Củ của nó rất giống với củ gừng, có thể ăn sống. Củ hình u, đường kính 0,5-3cm, bề mặt có màu nâu xám. Củ rất chắc và giòn, dễ gãy. Mặt cắt ngang của củ có màu vàng xám hoặc trắng nhạt, hơi bột, ăn vào vị hơi đắng.
Củ mùng tơi củ sau khi chế biến thành dược liệu có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, giúp giảm đau rất tốt. Ngoài ra, củ mùng tơi Nhật Bản có thể chữa bệnh tiểu đường, viêm đại tràng, trị bệnh phổi, giúp hạ huyết áp và dùng trong điều trị ung thư… Nó rất thích hợp dùng cho các vận động viên, người trung niên, người già. Rất nhiều bác sĩ Đông y thích sử dụng củ mùng tơi củ trong điều trị các loại bệnh bởi dược tính của nó mạnh hơn nhiều so với các loại thực vật thảo dược khác.
Thứ hai, mùng tơi củ có thể dùng làm thức ăn. Tại nhiều quốc gia, lá của mùng tơi củ được dùng để nấu ăn. Nó có thể nấu canh, xào hoặc hầm cùng gà, sườn lợn hoặc trộn salad. Phần thân và rễ của nó cũng có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon.
Thứ ba, mùng tơi củ có thể thu hoạch quanh năm. Tại Trung Quốc, giá của củ mồng tơi củ khá cao, dao động từ 200 đến 300 NDT (680.000 đến hơn 1 triệu đồng) trên 1kg. Thông thường, sau khi trồng 1 tháng là cây có thể thu hoạch, sang tháng thứ 2 thì năng suất sẽ cao hơn trước nhiều. Hơn nữa, sau khi thu hoạch, củ mùng tơi củ rất dễ bảo quản. Không chỉ có củ, phần lá và thân của mùng tơi củ đều có thể bán.
Thứ tư, loại thực vật này có thể trồng vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Người nông dân có thể dùng thân để giâm cành hoặc dùng củ để nhân giống, cả 2 phương pháp này đều có tỷ lệ sống rất cao.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn