Nhà Thanh kéo dài gần 300 năm và là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc. Triều đại này từng có giai đoạn phát triển cực thịnh trải qua 3 đời hoàng đế Khang Hi, Ung Chính và Càn Long. Trong giai đoạn này, nhà Thanh phát triển mạnh mẽ cả về kinh tế, văn hóa, quân sự... Sử gọi đây là "Khang - Càn thịnh thế", một trong những thời kỳ huy hoàng nhất trong lịch sử các vương triều phong kiến của Trung Quốc.
Tuy nhiên, từ sau nửa cuối thế kỷ 19, triều đại nhà Thanh đã suy yếu. Vào cuối thời nhà Thanh, không chỉ chính quyền dần trở nên mục nát mà đời sống của người dân còn gặp rất nhiều khó khăn, khổ sở trăm bề khi phải gánh chịu nhiều khoản thuế nặng nề. Vậy, những quan đại thần vào cuối thời nhà Thanh là ai và họ có vẻ ngoài như thế nào?
Loạt ảnh hiếm cách đây hơn 100 năm sẽ phần nào tiết lộ hình ảnh của những người từng đảm nhận chức vị với quyền lực lớn vào cuối triều nhà Thanh. Phần lớn loạt ảnh về các vị quan có tước vị cao này do John Thomson, một nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Scotland, chụp vào năm 1872. John Thomson là nhiếp ảnh gia đã dành nhiều thời gian ở Trung Quốc để chụp các bức ảnh với nhiều chủ đề khác vào cuối thời nhà Thanh.
Ông là Tổng đốc Lưỡng Quảng (gồm hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây) từ năm 1865 đến năm 1874. Tổng đốc được coi là chức quan cao nhất cả về quân sự và dân sự của hai tỉnh này. Đồng thời đây cũng được xem là một chức quan lớn thời nhà Thanh. Trong ảnh, dù đã già nhưng vị quan này vẫn có vẻ uy nghiêm với dáng ngồi đĩnh đạc.
Ông cũng chính là một trong 12 Thiết mạo tử vương (những người được thừa hưởng nguyên tước vị của các vương gia), đồng thời được coi là một chính khách quan trọng trong thời kỳ cuối của nhà Thanh. Theo ghi chép trong sử sách, Dịch Hân là vị thân vương thông minh, có năng lực xử lý mọi việc, từng nhậm chức Quân cơ đại thần.
Tuy nhiên, vì tích cực thúc đẩy phong trào Dương vụ nên mâu thuẫn nhiều năm giữa ông với Từ Hi Thái hậu ngày càng trở nên gay gắt. Cuộc đời của Cung Trung Thân vương Dịch trải qua nhiều thăng trầm và có không ít ảnh hưởng quan trọng vào cuối thời nhà Thanh.
Ông từng tham gia thành lập Hoài quân cùng với Tăng Quốc Phiên, Tả Tông Đường để trấn áp phong trào Thái Bình Thiên Quốc. Trong chốn quan trường cuối thời nhà Thanh, Lý Hồng Chương từng được bổ nhiệm làm Tổng đốc Hồ Quảng, Tổng đốc Trực Lệ kiêm Bắc Dương đại thần, Tổng đốc Lưỡng Quảng và Túc Nghị Nhất Đẳng Bá.
Theo ghi chép trong lịch sử, Lý Hồng Chương là vị quan có thế lực lớn trong triều khi thâu tóm được cả nội chính, ngoại giao và quân sự. Ông cũng chính là người có vai trò lớn trong phong trào vận động Dương vụ với việc thành lập nhiều cơ quan dịch vụ và công nghiệp theo kiểu phương Tây.
Lý Hồng Chương được đánh giá là một nhân vật gây nhiều tranh cãi, vì ông có nhiều công lao to lớn cho nhà Thanh nhưng cũng gánh không ít tội. Lý Hồng Chương được hậu thế đánh giá là "tham quan" cơ trí nhất của nhà Thanh, vượt mặt cả Hòa Thân, một quan tham khét tiếng của triều đại này. Sự cơ trí, nhạy bén cùng khả năng "hốt bạc" của ông được đánh giá cao hơn Hòa Thân.
Ngay từ lần đầu gặp gỡ, Tăng Quốc Phiên, một trong những vị đại quan có quyền thế và ảnh hưởng lớn cuối thời nhà Thanh, đã đánh giá rất cao và cho rằng Lý Hồng Chương có thể tiến xa trên quan lộ. Quả nhiên, nhận định của Tăng Quốc Phiên không sai.
Ông là hoàng tử thứ 7 của hoàng đế Đạo Quang. Thân vương Dịch Hoàn là một nhân vật đặc biệt vào cuối triều nhà Thanh khi có cha, anh trai (Hàm Phong), con trai (Quang Tự) và cháu trai (Phổ Nghi) đều là hoàng đế. Dù có nhiều người thân làm hoàng đế nhưng Thân vương Dịch Hoàn luôn chọn sống ẩn nhẫn, cảnh giác cao độ với Từ Hi Thái hậu.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn