Biểu đồ tỷ lệ trả lương thấp hơn mức tối thiểu ngành dệt may, da giày |
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) vừa công bố “Nghiên cứu dệt may và da giày châu Á - Thái Bình Dương”. Trong đó, chỉ với 6,6% lao động không được trả lương cao hơn lương tối thiểu (Việt Nam có 4 mức lương tối thiểu vùng, hiện ở mức từ 2,4 triệu đến 3,5 triệu đồng). Việt Nam có tỷ lệ vi phạm quy định về lương tối thiểu trong ngành này thấp nhất trong số 7 quốc gia được nghiên cứu tại châu Á như Philippines, Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan, Indonesia và Campuchia.
Cụ thể hơn, cứ 100 lao động Việt trong ngành dệt may, da giày, thì có 6,6 người nhận lương thấp hơn mức lương tối thiểu. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với nước thấp thứ hai trong danh sách là Campuchia (25,6%), và thấp hơn gần 9 lần so với nước đứng đầu là Philippines (53,3%).
Tác giả chính của báo cáo, ông Matthew Cowgill, cố vấn trưởng của ILO, cho biết: Tại 7 quốc gia được nghiên cứu, lao động nữ dễ bị trả lương thấp hơn mức tối thiểu so với lao động nam. Theo ông Matthew Cowgill, Việt Nam là một trong những quốc gia có khoảng cách về giới nhỏ nhất (5,7 điểm phần trăm). Trong khi đó, Pakistan có sự khác biệt nam - nữ trong tỷ lệ không tuân thủ cao nhất (60,4 điểm phần trăm).
Ngoài ra, “người lao động có trình độ văn hóa thấp hơn cũng dễ bị trả lương thấp hơn mức tối thiểu”. Đồng thời vấn đề tiền lương hiếm khi được đưa ra thương thảo tập thể, ông Matthew Cowgill khẳng định.
Mặc dù việc tuân thủ của doanh nghiệp Việt ngành dệt may dẫn đầu về tuẩn thủ quy định trả tiền lương tối thiểu, tuy nhiên theo các chuyên gia, “dù ở cấp độ nào cũng đáng lo ngại và cần cơ quan quản lý theo dõi chặt chẽ”. Bởi, mức lương tối thiểu vốn được định ra nhằm mục đích bảo vệ người lao động, nhưng mặt bằng chung thì mức lương phổ biến trong ngành dệt may Việt Nam lại thấp so với các nước khác trong khu vực.