Tên lupus ban đỏ xuất hiện từ thời trung cổ. Lupus trong tiếng Latinh có nghĩa là “sói”, tên của bệnh dùng để mô tả vết thương trên da bị rữa giống như vết chó sói cắn.
Lupus ban đỏ hệ thống viết tắt là SLE, có khả năng tự miễn dịch qua trung gian. Lượng kháng thể kháng nhân trong huyết thanh đại diện cho hai đặc điểm lâm sàng chính của SLE là nhiều tự kháng thể và tăng tích lũy hệ thống. Căn bệnh này thường phát sinh ở nữ giới khoảng từ 15-45 tuổi, tỉ lệ mắc bệnh của nữ và nam là 7-9:1.
Dấu hiệu mắc bệnh lupus ban đỏ
Nếu trên mặt có xuất hiện phát ban, mụn cóc quanh móng (mụn periungual), da lạnh đổi màu, kèm theo các triệu chứng tóc rụng nhiều, tái phát lở loét khoang miệng, đau khớp, sốt cao, nước tiểu có bọt, tức ngực, gặp trở ngại trong hoạt động thể chất, co giật, tinh thần bất ổn, sẩy thai... có khả năng mắc bệnh lupus ban đỏ, người bệnh cần đi khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Hiện nay vẫn chưa rõ nguyên nhân của bệnh lupus ban đỏ, chuyên gia cho rằng căn bệnh này phát sinh do các yếu tố di truyền, hooc-môn..., cũng có thể liên quan đến nhân tố môi trường và thuốc. Hệ thống miễn dịch của con người vốn dĩ có thể chống lại các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập, nhưng kháng thể trong máu người mắc bệnh lupus lại chống lại các mô bình thường trong cơ thể, dẫn đến các mô và cơ quan của bản thân chịu tổn thương, làm thay đổi hàng loạt hệ thống trong cơ thể.
Lupus ban đỏ không lây truyền, tỉ lệ di truyền khá thấp
Do lupus ban đỏ là bệnh tự kháng thể, hệ thống miễn dịch tự chống lại các mô trong cơ thể, vậy nên không gây truyền nhiễm.
Trên lý thuyết, tỉ lệ mắc bệnh của người có người thân bị bệnh lupus ban đỏ tương đối cao, nhưng trên thực tế tỉ lệ này lại rất thấp, chỉ vài phần triệu. Tuy nhiên nếu có triệu chứng của bệnh thì cần đi khám ngay để kịp thời điều trị.
Bệnh có thể điều trị
Phát hiện bệnh sớm sẽ tốt cho việc điều trị. Người bệnh cần loại bỏ tâm lý lo lắng sợ hãi, cần biết tác dụng của các loại thuốc sẽ uống và cố gắng kiên trì điều trị thời gian dài. Tránh tiếp xúc với tia cực tím, tốt nhất người bệnh nên dùng sản phẩm chống tia tử ngoại, đồng thời tránh làm việc quá sức, chú ý nghỉ ngơi và lên kế hoạch hoạt động cố định. Ngoài ra việc suy trì huyết áp ổn định, chống loãng xương, phòng ngừa huyết khối... cũng là cách tránh cho bệnh thêm nặng. Tuy bệnh lupus ban đỏ có thể khống chế và thuyên giảm, nhưng không thể chữa trị tận gốc.
Chế độ ăn uống
Bệnh nhân lupus ban đỏ duy trì chế độ ăn uống hợp lý có thể giảm biến chứng bệnh và điều trị hiệu quả. Bữa ăn của người bệnh cần chứa nhiều hàm lượng protein, canxi, và vitamin, đồng thời giảm lượng muối, đường và chất béo. Tránh dùng các loại thực phẩm gây dị ứng như tôm, cua... Sử dụng chất kích thích trong thời gian dài dẫn đến rối loạn sự trao đổi chất canxi và phốt pho, gây ra loãng xương làm ảnh hưởng tới bệnh, người bệnh nên tăng cường bổ sung canxi bằng cách uống sữa hoặc ăn các sản phẩm từ sữa.